Dữ liệu mới nhất của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) cho thấy giá lương thực toàn cầu đã đạt mức kỷ lục vì cuộc chiến tại Ukraine, làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực và tác động mà nhóm dân số dễ bị tổn thương phải hứng chịu.

Giá lương thực toàn cầu đạt mức kỷ lục vì cuộc chiến tại Ukraine

Cẩm Bình | 09/04/2022, 10:30

Dữ liệu mới nhất của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) cho thấy giá lương thực toàn cầu đã đạt mức kỷ lục vì cuộc chiến tại Ukraine, làm dấy lên lo ngại về an ninh lương thực và tác động mà nhóm dân số dễ bị tổn thương phải hứng chịu.

Cụ thể, chỉ số giá lương thực tháng 3 đã tăng lên 159,3 – tăng 17,9 điểm (tương đương 13%) so với tháng 2 và tăng 34% so với năm trước. Chỉ số này đo lường biến động hàng tháng của giá quốc tế các mặt hàng trong rổ thực phẩm gồm thịt, sữa, ngũ cốc, dầu thực vật, đường.

Giá lương thực tăng vọt kể từ lúc Nga phát động chiến dịch quân sự với Ukraine vào cuối tháng 2. Cả Nga lẫn Ukraine đều là quốc gia xuất khẩu lúa mỳ và bắp hàng đầu, chiếm 9% lượng bắp xuất khẩu cùng 29% lượng lúa mỳ xuất khẩu toàn cầu.

ukfood01.jpg
Giá lương thực lập kỷ lục trong năm nay - Ảnh: FAO

Kể từ lúc chiến tranh nổ ra, nguồn cung lúa mỳ từ khu vực Biển Đen đã bị gián đoạn. Tình trạng bất ổn về nguồn cung gia tăng.

Giá chuẩn của bắp trên thị trường kỳ hạn Chicago đã tăng 29% kể từ đầu năm – đạt 7,50 USD/giạ vào tháng ba. Giá lúa mì tăng 37% lên hơn 10 USD/giạ trong cùng kỳ.

Người tiêu dùng và các hộ gia đình ở châu Á đang gặp khó khăn vì giá thực phẩm tăng cao. Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết lương thực là một thành phần quan trọng trong chỉ số giá tiêu dùng của khu vực – dao động từ 16% ở Hàn Quốc đến 49% ở Tajikistan.

Chính phủ các nước trong khu vực hiện phải đối mặt với tác động kéo dài bởi giá lương thực tăng cao.

Lạm phát của Thái Lan trong tháng 3 tăng lên 5,73% so với cùng kỳ năm ngoái – mức tăng cao nhất trong 13 năm. Quan chức Bộ Thương mại Ronnarong Poonphiphat cảnh báo lạm phát tháng 4 có khả năng tăng cao hơn nữa.

Tại Philippines, lạm phát đã chạm mức 4% trong tháng 3. Lương thực chiếm hơn 30% chỉ số giá tiêu dùng ở cả hai nước.

Giới chuyên gia dự báo cuộc chiến Ukraine tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực toàn cầu. Do Nga là quốc gia cung cấp phân bón lớn, nên lo ngại về giá phân bón cao hơn và gián đoạn nguồn cung có thể đẩy giá lương thực tăng thêm nữa. Giá ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi sẽ làm tăng chi phí sản xuất thịt trong dài hạn.

Nhà kinh tế Aaditya Mattoo thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo số người số người sống trong cảnh nghèo đói ở Philippines có thể tăng 1% - tương đương 1,1 triệu người - nếu giá ngũ cốc tăng trung bình 10% trong năm nay.

“Đây sẽ là một cú sốc tiêu cực. Việc người tiêu dùng phải đối mặt với giá cao hơn là điều gần như không thể tránh khỏi. Sức mua và thu nhập thực tế của họ sẽ thu hẹp lại”, theo nhà kinh tế Mattoo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá lương thực toàn cầu đạt mức kỷ lục vì cuộc chiến tại Ukraine