Có tới 70% số hộ chăn nuôi, chiếm 60% lượng sản phẩm gia cầm vẫn là nông hộ nhỏ lẻ, rất thiếu ổn định. Họ gia nhập thị trường rất nhanh chóng khi giá tăng nhưng cũng đồng loạt bỏ chuồng khi rớt giá. Điều này rất tệ bởi từ dó có thể gây sốt giá sau đó, kéo theo khó khăn cho cả chuỗi chăn nuôi. 

Giá gia cầm giảm là tại nông dân!

Một Thế Giới | 08/12/2013, 13:45

Có tới 70% số hộ chăn nuôi, chiếm 60% lượng sản phẩm gia cầm vẫn là nông hộ nhỏ lẻ, rất thiếu ổn định. Họ gia nhập thị trường rất nhanh chóng khi giá tăng nhưng cũng đồng loạt bỏ chuồng khi rớt giá. Điều này rất tệ bởi từ dó có thể gây sốt giá sau đó, kéo theo khó khăn cho cả chuỗi chăn nuôi. 

Lý giải về việc giá gia cầm tụt quá thấp, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cho biết từ giữa năm 2013, giá trứng lên tới 2.200 đồng/quả, giá thịt gà công nghiệp lên tới 47.000-48.000 đồng/kg.

Thấy lãi to, nông dân ồ ạt vào giống mà không tính toán mỗi lứa gà từ lúc vào giống tới lúc xuất chuồng phải 3-4 tháng, trong thời gian đó thị trường có thể thay đổi... nên đến nay, khi các lứa gia cầm vào giống hồi giữa năm đến thời kỳ xuất chuồng đã gây áp lực về sản lượng làm giá hạ.

"Ở đây chẳng có bàn tay can thiệp nào cả, chỉ là tâm lí của người chăn nuôi thôi. Hồi giữa năm 2012, giá trứng, thịt gia cầm cũng tụt giảm nghiêm trọng. Ngay cả các ông lớn như C.P, Japffa Comfeed cũng chịu cảnh thua lỗ nặng nề, chứ đâu riêng gì hộ chăn nuôi? Chẳng qua các doanh nghiệp chăn nuôi lớn nắm bắt thị trường và điều chỉnh giá bán nhanh hơn nông dân, trong khi thị phần của họ tương đối lớn nên cũng một phần ảnh hưởng tới giá thị trường".

Về việc người nuôi gia cầm nghi ngờ việc giá gia cầm hạ thấp là do lượng thịt nhập khẩu quá nhiều, ông Trọng nói: "Tôi cho rằng gia cầm nhập khẩu cũng không tác động nhiều tới thị trường trong nước. Thống kê 8 tháng đầu năm 2013 cho thấy lượng gia cầm nhập khẩu chỉ tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2012, còn việc nhập tiểu ngạch thì không thể kiểm định được".

Ngược lại với tình hình trứng - thịt gà, người nông dân nuôi heo ở miền Bắc lại đang "rung đùi" thu lãi, giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y chỉ tăng nhẹ dưới 10% tương đương mức tăng lãi suất ngân hàng, dịch bệnh cũng yên ắng cả năm…
Gia gia cam giam la tai nong dan!

Nhưng đặc biệt là sự gia tăng số lượng heo xuất khẩu đi Trung Quốc. Trong khi khoảng 3 năm từ 2010 đến 2012, tình hình xuất khẩu heo đi Trung Quốc rất lèo tèo, đó cũng là giai đoạn mà giá thịt heo trong nước khốn đốn.

Một trùm lái heo tên Quỳnh, chuyên thu gom heo tại Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang... cho biết, hiện nay thương lái Trung Quốc mua heo giá rất tốt, giá giao tại cửa khẩu khoảng 51.000 đồng/kg.

Theo Quỳnh, họ chỉ yêu cầu heo khỏe mạnh, đồng đều nhưng phải đủ số lượng như đặt chuyến 100 con thì phải đúng 100 con, chứ có 99 con là tuyệt đối không lấy. Họ không yêu cầu phải là heo càng siêu nạc càng tốt cỡ 90-100 kg/con như ở ta, ngược lại rất thích heo mỡ cỡ 120-130 kg/con, thậm chí 140 kg/con. Cho nên từ heo quá lứa, lượn sề, cho tới heo cỏ đều được thương lái Trung Quốc mua giá cao.

Đáng chú ý là trong khi thương lái ước lượng có khoảng 50-60 chuyến xe chở heo xuất mỗi ngày sang Trung Quốc, tương đương 1.000 tấn/ngày thì đại diện Cục Chăn nuôi lại nói: số lượng xuất khẩu thường xuyên chỉ 10-15 chuyến xe/ngày, tương đương vài trăm tấn/ngày. Do đó chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng sản lượng thịt lợn tiêu thụ trong nước.

Căn cứ vào đó, ông Trọng khẳng định việc xuất khẩu đi Trung Quốc không có nhiều chi phối thực sự giúp giá thịt lợn tăng, có chăng chỉ là hiệu ứng về thông tin. Hơn nữa, việc xuất khẩu heo đi Trung Quốc hầu hết đều không có hợp đồng, thiếu ổn định, nên đừng hy vọng nhiều sẽ tăng giá trong nước.

"Bây giờ giá cao thế đấy nhưng dân đừng có ùn ùn vào giống tăng đàn, rồi có khi mấy tháng nữa, đùng một cái họ ngừng nhập thì lại khốn đốn. Phải nuôi rải đều thì thị trường mới ổn định được. Không thị trường nào rẻ cả năm, hoặc được giá cả năm cả!" - ông Trọng khuyến cáo.

Tổng hợp từ Nông Nghiệp Việt Nam
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
39 phút trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá gia cầm giảm là tại nông dân!