Chiến đấu cơ tàng hình F-35 đang là át chủ bài của không quân Mỹ. Tính năng đặc biệt của dòng máy bay này là có thể cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng, giống như một chiếc trực thăng (với phiên bản F-35B). Tuy nhiên, có vẻ như thao tác hạ cánh thẳng đứng của dòng tiêm kích đa năng này đang có vấn đề.

F-35 tàng hình gây hỏng đường băng với khả năng hạ cánh thẳng đứng

Một Thế Giới | 27/05/2014, 14:14

Chiến đấu cơ tàng hình F-35 đang là át chủ bài của không quân Mỹ. Tính năng đặc biệt của dòng máy bay này là có thể cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng, giống như một chiếc trực thăng (với phiên bản F-35B). Tuy nhiên, có vẻ như thao tác hạ cánh thẳng đứng của dòng tiêm kích đa năng này đang có vấn đề.

Người đứng đầu lực lượng Không quân thuộc Hải quân Mỹ, tướng Matthew Glavy cho biết không hề có kế hoạch để F-35B thực hiện các cuộc hạ cánh thẳng đứng (VL), vì trước đó chương trình đã không thể hoàn thành các thử nghiệm cần thiết để bảo vệ đường băng từ nhiệt khí thải chiếc máy bay khi nó hạ cánh thẳng đứng.
Phiên bản F-35B được thiết kế để có thể cất cánh với đường băng dài vài trăm mét và hạ cánh theo chiều thẳng đứng, giống như một chiếc trực thăng. Những người ủng hộ chương trình nói tính năng này sẽ cho phép quân đội sử dụng chiến đấu cơ tàng hình này ở các đường băng ngắn trên toàn thế giới, làm tăng tính cơ động của lực lượng viễn chinh. 
Nhưng để thực hiện thao tác hạ cánh thẳng đứng, động cơ đẩy của F-35B phải được chĩa thẳng xuống đất. Kết quả là, nhiệt độ khí thải lúc hạ cánh của F-35 có thể lên tới 1.700 độ F (khoảng gần 930 độ C).
 F-35 tang hinh gay hong duong bang voi kha nang ha canh thang dung

Sơ đồ mô tả nguyên lý cất/hạ cánh thẳng đứng của F-35B. 

Hồi tháng 12.2009, Bộ Tư lệnh công binh Hải quân Mỹ (Navfac) đã ban hành thông số kỹ thuật đối với các nhà thầu. Theo các kỹ sư, động cơ chính khi hạ cánh rất nóng và tỷ lệ lượng nhiệt khí thải thoát ra làm nứt vỡ bê tông đường băng trong lúc hạ cánh thẳng đứng lên tới 50%.
Tuy nhiên, nhà thầu chính của F-35B là Lockheed Martin lại khẳng định rằng, trong cuộc kiểm tra vào tháng 1.2010 thì “sự khác biệt giữa nhiệt độ khí thải của F-35B và AV-8B Harrier là rất nhỏ, và dự kiến sẽ không phải thay đổi gì đối với F-35”.
Navfac đã bỏ qua tuyên bố của Lockheed Martin và đã cho thử nghiệm hạ cánh thẳng đứng tại 4 địa điểm. Tại trung tâm thử nghiệm bay Patuxent River của Hải quân Mỹ, F-35B đã phải thực hiện hạ cánh thẳng đứng trên một tấm nhôm để bảo vệ lớp bê tông khỏi sức nóng tỏa ra từ nhiệt khí thải.
Để khắc phục việc F-35B phát nhiệt khí thải làm nứt vỡ đường băng, quân đội Mỹ có thể sử dụng miếng hạ cánh AM-2 (đây là tấm hợp kim nhôm dùng để cho các máy bay hạ cánh). Tuy nhiên, AM-2 không phải là một giải pháp tối ưu. 
Một nghiên cứu của Không quân Mỹ cho biết, miếng hạ cánh AM-2 “cài đặt rất lâu, khó sửa chữa”. Một tấm hạ cánh AM-2 rộng 900m2 nặng khoảng 30 tấn và gồm 400 miếng.
Hoài Anh (Theo Daily Beast)
Bài liên quan
ACV sẽ dùng gần 4.000 tỉ đồng tiết kiệm để làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỉ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
F-35 tàng hình gây hỏng đường băng với khả năng hạ cánh thẳng đứng