Nghiên cứu mới của Tổ chức Gia đình Kaiser (KFF) cho biết chưa đến 1% người tiêm chủng đủ liều vắc xin ở Mỹ bị nhiễm COVID-19.

Dưới 1% người Mỹ nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vắc xin đủ liều

Hoàng Vũ - Đan Thùy | 03/08/2021, 10:40

Nghiên cứu mới của Tổ chức Gia đình Kaiser (KFF) cho biết chưa đến 1% người tiêm chủng đủ liều vắc xin ở Mỹ bị nhiễm COVID-19.

Đài CNN cho biết, con số trên được đưa ra dựa trên dữ liệu về các "ca nhiễm đột phá", trường hợp nhiễm COVID-19 sau khi tiêm chủng đầy đầy đủ tại Mỹ. KFF nhận thấy số ca nhiễm này là cực kỳ hiếm gặp.

Chính quyền liên bang Mỹ tới nay chỉ cung cấp dữ liệu về số ca nhiễm đột phá phải nhập viện và tử vong. Theo dữ liệu mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), chưa tới 0,004% người tiêm đủ liều vắc xin COVID-19 là ca nhiễm đột phá phải nhập viện và chưa tới 0,001% tử vong. Tỷ lệ này tương đương khoảng 6.600 trường hợp trong tổng số hơn 163 triệu người đã hoàn thành tiêm chủng ở Mỹ.

tiem-vac-xin-tai-my.jpg
Mỹ ngày 2.8 đạt mục tiêu Tổng thống Joe Biden đề ra là tiêm ít nhất một liều cho 70% dân số, chậm một tháng so với dự kiến ban đầu vào 4.7 - Ảnh: AFP

Nhưng phân tích của KFF cho thấy rằng bất kỳ loại nhiễm trùng đột phá nào cũng cực kỳ hiếm. Khoảng một nửa bang Mỹ báo cáo về ca nhiễm đột phá và dữ liệu tại các bang đều cho thấy chưa tới 1% người tiêm đủ mũi vắc xin COVID-19 bị nhiễm vi rút, dao động từ 0,01% ở bang Connecticut tới 0,9% ở bang Oklahoma.

Ngoài ra, theo phân tích của KFF, hơn 90% số ca nhiễm và hơn 95% số ca nhập viện, tử vong ở các bang đều là những người chưa tiêm chủng hoặc mới tiêm một mũi. Ở hầu hết các bang, hơn 98% trường hợp tử vong là người chưa được tiêm vắc xin COVID-19.

tiem-vac-xin-o-my-1620870560015589347416-crop-16208707287261487174916.jpeg

Ngày 2.8, Mỹ đã đạt mục tiêu của Tổng thống Joe biden đề ra là tiêm ít nhất một liều cho 70% dân số, chậm một tháng so với dự kiến là ngày 4.7. Nguyên nhân được cho là do tốc độ tiêm chủng chậm chạp, đặc biệt là chính phủ Mỹ đang phải tìm cách giải quyết thái độ hoài nghi và thù địch với vắc xin tại các khu vực nông thôn, đặc biệt tại miền Nam nước này.

Sự lây lan của biến chủng Delta đang khiến nhiều bang ở Mỹ phải thắt chặt các biện pháp phòng dịch. Số ca mắc COVID-19 trong ngày tại nước này đã tăng gấp 6 lần trong tháng qua. Trung bình mỗi ngày ghi nhận 80.000 ca mắc mới, con số cao kỷ lục từ giữa tháng 2. Số ca tử vong cũng tăng trong hai tuần qua, từ mức trung bình 259 lên 360 người. Hầu như các trường hợp tử vong đều là những người chưa tiêm chủng.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dưới 1% người Mỹ nhiễm COVID-19 sau khi tiêm vắc xin đủ liều