Bộ TT-TT tiếp tục triển khai lộ trình dừng công nghệ 2G, phổ cập điện thoại thông minh với mục tiêu đưa người dân phát triển lên môi trường số, thúc đẩy chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số…
Khoa học - công nghệ

Dừng công nghệ 2G, phổ cập điện thoại thông minh để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số

Thu Anh 01/03/2024 21:00

Bộ TT-TT tiếp tục triển khai lộ trình dừng công nghệ 2G, phổ cập điện thoại thông minh với mục tiêu đưa người dân phát triển lên môi trường số, thúc đẩy chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số…

Từ ngày 1.3.2024, Bộ TT-TT không cho phép các máy điện thoại di động mặt đất 2G không được chứng nhận hợp quy nhập kết nối vào mạng di động.

Bộ TT-TT và các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai giải pháp kiểm soát, ngăn chặn kết nối vào mạng viễn thông di động; không cho phép các máy điện thoại di động mặt đất 2G không được chứng nhận hợp quy nhập kết nối vào mạng di động. Thời gian thực hiện bắt đầu từ ngày 1.3.2024.

Theo đó, các doanh nghiệp viễn thông di động có trách nhiệm truyền thông rộng rãi việc triển khai giải pháp kiểm soát, ngăn chặn kết nối vào mạng viễn thông di động này tới khách hàng của mình; đồng thời, công bố các thông tin đầu mối giải quyết khiếu nại của khách hàng.

oip-44.jpg
Các nhà mạng sẽ từng bước thực hiện tắt sóng 2G - Ảnh: Internet

Theo VNPT, khái niệm mạng truyền sóng 2G gắn với hình ảnh chiếc điện thoại “cục gạch”, đáp ứng gọi thoại, nhắn tin, không hỗ trợ kết nối internet như các điện thoại 3G, 4G hay 5G hiện nay.

Mạng 2G cho phép mã hóa tín hiệu các cuộc hội thoại dưới dạng kỹ thuật số, cung cấp các dịch vụ dữ liệu khác nhau cho điện thoại di động.

Vậy tại sao phải tắt sóng 2G?

Theo phía VNPT, việc tắt sóng 2G đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới và đã chứng minh được những hiệu quả to lớn, như giúp tận dụng tài nguyên tần số cho các công nghệ viễn thông hiện đại hơn, tối ưu chi phí vận hành và khai thác cho hệ thống mạng 4G; giúp các nhà mạng tăng hiệu quả kinh tế; giúp mạng 4G chạy nhanh hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân.

Ngoài ra, đa số người dân đã nâng cấp thiết bị của mình và không còn sử dụng mạng 2G nữa, nên thay vào đó là đẩy mạnh sự phát triển của mạng 4G, 5G. Vì vậy, việc tắt sóng 2G được đánh giá là cần thiết vì sự an toàn của người dùng cũng như an ninh quốc gia.

Trước đó, Bộ TT-TT đã có công văn về việc định hướng chủ trương chung để triển khai kế hoạch và lộ trình dừng công nghệ di động 2G cũ trên toàn quốc. Theo đó, các nhà mạng sẽ không thực hiện tắt sóng 2G đồng loạt mà theo lộ trình và thời hạn, chậm nhất là tháng 9.2024.

Tuy nhiên, tại một số nơi, nhà mạng vẫn có thể duy trì mạng 2G đến tháng 9.2026 để cung cấp dịch vụ cho những thuê bao 3G, 4G chưa có tính năng gọi thoại theo công nghệ VoLTE.

Đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT-TT) cho biết đến nay Bộ TT-TT đã có nhiều giải pháp, chủ trương dừng mạng 2G. Hiện các nhà mạng đã có kế hoạch dừng mạng 2G và thử nghiệm công nghệ 5G. Đến năm 2030, định hướng của Bộ TT-TT sẽ bắt đầu công nghệ 6G.

Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (Bộ TT-TT) sẽ tài trợ máy điện thoại 4G để hỗ trợ các đối tượng ưu tiên như vùng sâu vùng xa, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong việc chuyển đổi sang công nghệ mới.

Bài liên quan
Trường đại học Trà Vinh khánh thành Viện Công nghệ sinh học
Sáng 1.3, Trường đại học Trà Vinh tổ chức lễ khánh thành Viện Công nghệ sinh học. Công trình được đầu tư 188 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước và vốn đối ứng của trường.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
1 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dừng công nghệ 2G, phổ cập điện thoại thông minh để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số