Hai nhà lãnh đạo Đức và Na Uy cùng nhau tỏ ý xây dựng một liên minh do NATO dẫn đầu phụ trách bảo vệ loạt hạ tầng quan trọng dưới biển.

Đức và Na Uy muốn lập liên minh bảo vệ hạ tầng quan trọng dưới biển

Cẩm Bình | 02/12/2022, 08:30

Hai nhà lãnh đạo Đức và Na Uy cùng nhau tỏ ý xây dựng một liên minh do NATO dẫn đầu phụ trách bảo vệ loạt hạ tầng quan trọng dưới biển.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu: “Chúng tôi đang trong quá trình đề nghị Tổng thư ký NATO thành lập một văn phòng điều phối về bảo vệ hạ tầng dưới biển. Chúng tôi rất xem trọng việc này và không ai nên nghĩ rằng các cuộc tấn công sẽ tiếp diễn mà không phải lãnh hậu quả”.

Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store nói thêm liên minh sẽ là một sáng kiến phi chính thức tạo điều kiện cho các bên dân sự cùng quân sự trao đổi với nhau. NATO cung cấp một trung tâm điều phối. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hoan nghênh đề xuất nói trên.

Đề xuất lập liên minh bảo vệ hạ tầng quan trọng dưới biển được đưa ra sau vụ rò rỉ hai đường ống khí đốt Nord Stream xảy ra vào cuối tháng 9. Thụy Điển và Đan Mạch - hai quốc gia phát hiện - xác định vụ việc là hành động phá hoại. Vụ việc làm dấy lên lo ngại cơ sở hạ tầng châu Âu trở thành mục tiêu tấn công.

du1000-1-.jpeg
Bọt khí tạo ra bởi rò rỉ khí đốt Nord Stream - Ảnh: AP

Mạng lưới đường ống cùng cáp ngầm dày đặc đang cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế, sưởi ấm các hộ gia đình và kết nối hàng tỉ người. Nhưng do chúng nằm sâu dưới biển nên ít được chú ý cho đến khi xảy ra thảm họa nghiêm trọng.

Bài liên quan
Nói lời sau cùng, ông Lê Đức Thọ gửi lời xin lỗi toàn thể nhân dân Bến Tre
Nói lời sau cùng, bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư tỉnh Bến Tre) bày tỏ sự hối hận về những gì xảy ra, đồng thời gửi lời xin lỗi tới Đảng bộ, toàn thể nhân dân tỉnh Bến Tre; xin lỗi gia đình nội ngoại 2 bên…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đức và Na Uy muốn lập liên minh bảo vệ hạ tầng quan trọng dưới biển