Thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp thông qua việc đưa công nghệ số thâm nhập, hội tụ vào các ngành.
Khoa học - công nghệ

Đưa công nghệ số vào các ngành, thúc đẩy thông minh hóa

Nhật Anh 09/07/2024 17:01

Thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp thông qua việc đưa công nghệ số thâm nhập, hội tụ vào các ngành.

Bộ TT-TT đang dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Theo Bộ TT-TT, mục đích của luật là nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; Việt Nam trở thành môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Ngoài ra, phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, sản xuất tại Việt Nam; góp phần xây dựng chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.

Luật sẽ khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số; hình thành các quy định, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số; thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp thông qua việc đưa công nghệ số thâm nhập, hội tụ vào các ngành, lĩnh vực, thay đổi phương thức làm việc, mang lại các giá trị mới, tạo ra cuộc cách mạng về thông minh hóa…

chuyen-doi-so_0f805.jpg
Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam - Ảnh: Internet

Luật này quy định về công nghiệp công nghệ số, bao gồm hoạt động công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; bảo đảm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công nghiệp công nghệ số.

Ngoài những quy định chung, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số có đề cập tới nội dung “Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số”.

Cụ thể, chương này quy định về xây dựng và thực hiện kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số; hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số; quản lý, kinh doanh, khai thác dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số…

Về hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số, dự kiến gồm các nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; các ưu đãi đối với hoạt động công nghiệp công nghệ số; các chính sách tín dụng cho doanh nghiệp công nghệ số và nguồn tài chính cho phát triển công nghiệp công nghệ số.

Phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số

Theo dự thảo của Bộ TT-TT, chương về nội dung này quy định hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số; cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; chính sách thúc đẩy công nghiệp bán dẫn; quản lý và phát triển trí tuệ nhân tạo.

Cụ thể, về nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, dự thảo luật đề cập tới việc tập trung vào xây dựng và phát triển các trung tâm nghiên cứu công nghệ số, hình thành chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ số theo từng thời kỳ sử dụng nguồn ngân sách KH-CN.

Về khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số, dự kiến bao gồm các quy định thúc đẩy, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số thông qua các chương trình tài trợ, vay vốn, hỗ trợ tài chính và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số.

Trong đó, nổi bật là quy định về “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số được miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, hàng hóa nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ số…

Bài liên quan
Hà Nội phấn đấu đạt 10.000 doanh nghiệp công nghệ số năm 2025
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trên địa bàn TP.Hà Nội đến năm 2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
4 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đưa công nghệ số vào các ngành, thúc đẩy thông minh hóa