Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ về việc giới hạn phạm vi giao hàng, bởi số lượng đơn online đang bị hoàn trả tăng đột biến.

Đơn hàng online bị hủy tăng đột biến, VECOM "cầu cứu” Thủ tướng

Lam Thanh | 31/07/2021, 18:22

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ về việc giới hạn phạm vi giao hàng, bởi số lượng đơn online đang bị hoàn trả tăng đột biến.

Hiệp hội này nêu, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg hoặc ở mức cao hơn với thời gian trên 15 ngày, thậm chí trên 1 tháng. Khi đó, viêc vận hành tốt hoạt động thương mại điện tử sẽ góp phần quan trọng cho việc thực hiện giãn cách xã hội.

222071639_10159349869809910_8585655039177357992_n.jpg
Hiệp hội Thương mại điện tử đề nghị tôn vinh các shiper - Ảnh: Internet

Thực tế cho thấy, việc giãn cách ở mức cao và dài ngày dẫn tới nhu cầu của người dân sẽ phức tạp hơn so với giãn cách dưới 15 ngày, đồng thời bộc lộ một số nhận thức và giải pháp quản lý hoạt động thương mại điện tử chưa phù hợp.

VECOM kiến nghị cho lưu thông danh mục hàng hóa như trong điều kiện bình thường. Thời gian giãn cách mức cao bằng hoặc trên Chỉ thị 16/CT-TTg kéo dài, nhu cầu của cá nhân và các đơn vị, tổ chức không chỉ giới hạn ở các mặt hàng thực phẩm, thuốc men mà rất đa dạng mới đáp ứng được hoạt động sinh sống, học tập và làm việc tại nhà và trực tuyến.

Đồng quan điểm này, ngày 27.7.2021, Bộ Công Thương có công văn số 5582/BTC-TTTN gửi Thủ tướng Chính phủ về việc lưu thông hàng hóa khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc cho phép lưu thông như trong điều kiện bình thường các hàng hóa cần vận chuyển với điều kiện đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Hiệp hội này cũng đề nghị tôn vinh và tạo thuận lợi đối với đội ngũ giao hàng (shipper). Mặc dù hoạt động thương mại điện tử được thực hiện trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhưng với hàng hóa hũu hình không thể tách rời đội ngũ giao hàng.

“Do chưa đánh giá đầy đủ về vai trò của đội ngũ này trong thời gian qua dẫn đến tâm lý tiêu cực của nhiều người giao hàng và doanh nghiệp quản lý họ. Nếu đông đảo người giao hàng nghỉ việc và doanh nghiệp liên quan ngừng hoạt động sẽ dẫn đến khủng hoảng trong chuỗi cung ứng cho đời sống của nhân dân các địa phương đang giãn cách xã hội ở mức cao”, văn bản nêu.

VECOM đánh giá đội ngũ giao hàng có vai trò quan trọng thứ hai sau đội ngũ y tế trực tiếp chắm sóc sức khỏe. Trong khi đa số người dân ở nhà, họ phải di chuyển liên tục và tiếp xúc với rất nhiều đối tượng, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhiều đơn vị. VECOM đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các đơn vị truyền thông cần kịp thời tôn vinh những người giao hàng dũng cảm, tuân thủ pháp luật và giúp đỡ nhiều khách hàng ổn định cuộc sống.

Hiện nay, TP.HCM đã quan tâm tới việc tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 cho đội ngũ giao hàng, nhiều người giao hàng đã được tiêm lần 1. Vì vậy VECOM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo theo hướng ưu tiên ở mức cao cho đội ngũ giao hàng khi tiêm vắc xin lần 1 cũng như lần 2.

Ngoài ra, VECOM đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND các địa phương, đặc biệt là TP.HCM và Hà Nội, căn cứ tình hình thực tế để hỗ trợ người giao hàng tối ưu hóa hoạt động của mình, giúp các sàn thương mại điện tử phục vụ tốt hơn nhân dân trong gia đoạn giãn cách xã hội.

Theo hiệp hội này, các sàn thương mại điện tử là trung gian hỗ trợ người mua và người bán. Mỗi sàn có thể có hàng chục nghìn người bán và đông đảo người mua. Do sự đa dạng này nên tỷ lệ người mua và người bán cùng nằm trên một quận, huyện là không cao.

Hơn nữa, mỗi chuyến người giao hàng có thể có nhiều khách hàng ở các địa điểm khác nhau, nên nhiều khi 2 quận liền kề nhau lại gần hơn hai địa điểm cùng một quận. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người giao hàng có thể tối ưu hành trình qua nhiều quận, huyện.

“Thực tế gần đây tỷ lệ đơn hàng bị hoàn trả tăng đột biến do người nhận bị cách ly cũng như các biện pháp quản lý chưa phù hợp”, công văn nêu.

Đối với người tiêu dùng, mới đây Bộ Công Thương cũng khuyến cáo cần ưu tiên mua hàng từ những trang thương mại điện tử uy tín, có đăng ký, thông báo tới Bộ Công Thương. Trong trường hợp mua hàng trên mạng xã hội, lựa chọn những tài khoản uy tín, có lịch sử bán hàng lâu dài.

Ngoài ra, chỉ thực hiện các giao dịch khi bản thân, gia đình thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm: Xác định các nhu cầu cơ bản và quan trọng trong lúc áp dụng giãn cách, phong tỏa và đặt ra mục tiêu chỉ mua sắm để đáp ứng những nhu cầu đó; cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn hàng hóa cần mua cũng như số lượng hàng hóa, tránh tình trạng mua hàng không thực sự cần thiết và mua với số lượng quá nhiều.

Bộ Công Thương cho rằng khi nhận hàng, đối chiếu thông tin trên biên lai giao hàng với đơn hàng trên mạng nhằm hạn chế tình trạng thanh toán cho đơn hàng mà mình không đặt cũng như nhận hàng không đúng với sản phẩm đã đặt mua…

Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đơn hàng online bị hủy tăng đột biến, VECOM "cầu cứu” Thủ tướng