Các doanh nghiệp Đài Loan đã tăng cường đầu tư vào Trung Quốc trong năm nay, bất chấp việc Đài Bắc thúc đẩy giảm sự phụ thuộc kinh tế vào nước láng giềng trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Bắc Kinh.
Theo trang Bloomberg, tổng vốn đầu tư được chấp thuận từ Đài Loan sang Trung Quốc đã tăng lên 4,7 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2019. Không tính Trung Quốc đại lục, đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan tăng 19% lên 7 tỉ USD trong giai đoạn này.
Với việc hầu hết các nền kinh tế lớn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 toàn cầu, Trung Quốc đang duy trì sức hút của mình với nhiều doanh nghiệp Đài Loan, ngay cả khi chính quyền của bà Thái Anh Văn đưa ra các biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư về hòn đảo. Một số doanh nghiệp đã chuyển hoạt động trở lại eo biển, nhưng Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Đài Loan.
Angela Hsieh, nhà kinh tế khu vực của công ty Barclays ở Singapore, cảnh báo không nên đọc quá nhiều vào sự tăng vọt trong năm nay, chỉ ra mức đầu tư thấp và sự chậm lại đáng kể kể từ năm 2018.
“Cá nhân tôi không nghĩ rằng chúng ta nên diễn giải quá mức về mức tăng vọt 47% này vì số lượng đầu tư rất thấp, do đầu tư vào Trung Quốc đã chậm lại mạnh kể từ năm 2018”, bà Angela Hsieh nói và trích dẫn sự sụt giảm hơn 50% đầu tư vào năm 2019 so với năm trước.
Dù vậy, thành công trong việc kiểm soát đại dịch và sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc khiến nước này trở thành một thẻ rút vốn đầu tư, không chỉ từ Đài Loan.
Một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố ngày 20.10 cho thấy các doanh nghiệp Mỹ đang tỏ ra lạc quan với Trung Quốc sau cuộc bầu Tổng thống Mỹ với Joe Biden giành chiến thắng trước Trump, với đa số không có kế hoạch thay đổi hoặc tăng đầu tư vào đó.
Các cơ sở do Đài Loan đầu tư liên quan đến chuỗi cung ứng công nghệ và ô tô tập trung xung quanh đồng bằng sông Dương Tử đã chuyển hoạt động sản xuất trở lại qua eo biển. Các công ty khác đang bắt đầu tìm đến các khu vực của Trung Quốc như Quảng Đông và Tứ Xuyên.
Tỉnh đảo Hải Nam đang thu hút đầu tư của Đài Loan. Đài Loan là nhà đầu tư lớn thứ hai ở Hải Nam về số lượng doanh nghiệp đăng ký, tờ United Daily News đưa tin hồi đầu tháng.
Theo một cuộc khảo sát nhóm doanh nghiệp được công bố hôm 20.10, hơn 60% doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc lạc quan hơn về hoạt động kinh doanh tại nước này sau kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ. Song gần 1/3 công ty tin rằng căng thẳng thương mại Trung Quốc- Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài vô thời hạn. Theo cuộc khảo sát với 124 công ty của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải, 33% người đứng đầu công ty lo ngại cho sự an toàn cá nhân của nhân viên ở Trung Quốc do bị cấm xuất cảnh hoặc bị giam giữ.
Hầu hết những người trả lời cuộc khảo sát, được thực hiện vào ngày 11–15.11, không mong đợi các hạn chế thương mại hoặc thuế quan sẽ tăng lên. Các công ty cũng lạc quan hơn về doanh thu dự kiến năm 2020 so với cuộc khảo sát vào tháng 7.
“Bất chấp những kỳ vọng lạc quan về một môi trường kinh doanh Mỹ - Trung tốt hơn dưới thời chính quyền Biden, Trung Quốc nên đưa ra những cam kết lại với các công ty Mỹ để tiếp tục thu hút đầu tư của Mỹ”, phòng nghiên cứu cho biết.
Hôm 16.10, Tổng thống đắc cử Joe Biden cho biết Mỹ cần đàm phán với các đồng minh để thiết lập các quy tắc thương mại toàn cầu nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Washington và Bắc Kinh đã trao đổi các biện pháp trừng phạt và cấm đoán về danh sách ngày càng tăng bao gồm thương mại, luật an ninh quốc gia mới áp đặt với Hồng Kông, coronavirus và cáo buộc của Mỹ về các mối đe dọa an ninh quốc gia do các công ty công nghệ Trung Quốc gây ra.