Việt Nam luôn là nước nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Hiệp định RCEP có khiến Việt Nam tăng phụ thuộc vào Trung Quốc là vấn đề đang được dư luận quan tâm.

Lo Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc trong RCEP, Bộ Công Thương nói gì?

Tuyết Nhung | 20/11/2020, 10:57

Việt Nam luôn là nước nhập siêu lớn từ Trung Quốc. Hiệp định RCEP có khiến Việt Nam tăng phụ thuộc vào Trung Quốc là vấn đề đang được dư luận quan tâm.

ASEAN không phụ thuộc vào thị trường nào!

Như Một Thế Giới đã đưa tin trước đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vừa được Bộ trưởng kinh tế các nước ký vào ngày 15.11 vừa qua. Đây là hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia) và các đối tác đối thoại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

img_9375.jpg(1).jpg
Hiệp định RCEP được đánh giá là có quy mô lớn nhất thế giới - Ảnh: T.N

Hiệp định được đánh giá có quy mô lớn nhất thế giới, đặc biệt khi được thực thi sẽ hình thành khu vực kinh tế lớn nhất từ trước đến nay, với GDP chiếm tới 32% tổng GDP toàn cầu (khoảng 32.000 tỉ USD), chiếm 47,5% dân số thế giới.

Lợi ích từ hiệp định về quy mô hội nhập, GDP... là không thế phủ nhận, nhưng với Việt Nam, vốn đã nhập siêu lớn từ các nước, đặc biệt là Trung Quốc, thì nay đứng trước cuộc chơi trong RCEP liệu Việt Nam sẽ cân bằng cán cân thương mại như thế nào?

Đại diện Bộ Công Thương cho biết Việt Nam tham gia cùng các nước ASEAN để mở cửa thị trường với Trung Quốc thông qua Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010. Với tỷ lệ tự do hóa thuế quan mà Việt Nam cam kết với Trung Quốc theo Hiệp định RCEP không cao hơn so với Hiệp định ACFTA, việc thực thi Hiệp định RCEP về cơ bản sẽ không tạo ra áp lực cạnh tranh mới và gia tăng cam kết mở cửa thị trường với Việt Nam.

Ngoài ra, với lợi thế về việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP, Bộ Công Thương cho rằng Việt Nam sẽ có cơ hội sử dụng nguyên liệu đầu vào tối ưu hơn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên RCEP bao gồm Trung Quốc với sức cạnh tranh cao hơn khi chỉ khai thác Hiệp định ACFTA , do đó có cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này.

"Như vậy, Hiệp định RCEP về cơ bản có thể coi là việc các nước ASEAN đa phương hóa quan hệ thương mại song phương trước đây đã có với Trung Quốc dựa trên các quy định của WTO có được các nước cập nhật cho phù hợp với tình hình mới. Do vậy, không thể nói Hiệp định RCEP là ASEAN phụ thuộc hơn vào bất cứ thị trường nào, có phụ thuộc ở đây thì là phụ thuộc vào các quy định mang tính đa phương, minh bạch và đã được quốc tế công nhận trong nhiều năm qua", đại diện Bộ Công Thương khẳng định.

"Lợi ích từ RCEP chia đều cho các nước"

Nhiều ý kiến cho rằng RCEP có khả năng mang lại lợi ích cho Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hơn các quốc gia thành viên khác, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Hiệp định dự kiến đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia. Tuy nhiên, xét về lợi ích cụ thể thì các nhóm nước khác nhau có lợi ích cũng khác nhau.

Cụ thể, với tất cả các nước ASEAN thì đây là Hiệp định không hướng đến giá trị gia tăng mới về mở cửa thị trường. Với góc độ hài hòa các quy định hiện có của các Hiệp định ASEAN đã có với các đối tác thì Hiệp định được coi là có giá trị cao trong việc giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường vị trí trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các xung đột về thương mại trong khu vực.

Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động, đặc biệt là việc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không thể đóng vai trò hiệu quả trong giải quyết các xung đột thương mại như trước đây thì RCEP là giá trị không nhỏ cho các nước có quy mô kinh tế vừa phải như các thành viên ASEAN.

Với 5 nước đối tác của ASEAN là Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand thì góc nhìn lại khác. Ngoài các giá trị các nước này chia sẻ với các thành viên ASEAN thì 5 nước đối tác cũng được hưởng lợi ích từ việc mở cửa thị trưởng mới cho nhau, đặc biệt là giữa các nước hiện chưa có quan hệ FTA.

Khác với các nước ASEAN, trước khi thiết lập khu vực RCEP thì Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chưa có FTA với nhau, thậm chí quá trình đàm phán riêng giữa 3 nước này kéo dài nhưng không đạt được kết quả. Tuy nhiên, khi được đặt trong không gian của Hiệp định RCEP và với sự trung hòa quan điểm từ các nước ASEAN thì các nước đối tác cũng đã thống nhất được quan điểm với nhau.

"Đây chính là thể hiện rõ rệt nhất vai trò trung tâm của ASEAN. Cũng có lẽ vì lý do đó mà RCEP là một số ít Hiệp định mà cả trong quá trình đàm phán lẫn khi ký kết đều có sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN và đối tác", lãnh đạo Bộ Công Thương cho hay.

Bài liên quan
Thái Lan: ASEAN vẫn lạc quan về triển vọng hoàn tất đàm phán RCEP
​Phó Thủ tướng Thái Lan Jurin Laksanawisit cho biết, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 đối tác thương mại vẫn lạc quan về triển vọng đạt được đột phá đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lo Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc trong RCEP, Bộ Công Thương nói gì?