Trong bối cảnh đề phòng Trung Quốc (TQ) trỗi dậy, các nước láng giềng đã có những bước tiến trong việc hiện đại hóa quân đội,  với máy bay chiến đấu, tàu ngầm và loại vũ khí khác, ngay cả khi Bắc Kinh đã cố gắng kéo giảm những căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Đề phòng Trung Quốc, các nước láng giềng đầu tư vũ khí “khủng“

Một Thế Giới | 28/02/2015, 15:24

Trong bối cảnh đề phòng Trung Quốc (TQ) trỗi dậy, các nước láng giềng đã có những bước tiến trong việc hiện đại hóa quân đội,  với máy bay chiến đấu, tàu ngầm và loại vũ khí khác, ngay cả khi Bắc Kinh đã cố gắng kéo giảm những căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Việc tăng cường quân sự là một dấu hiệu cho thấy nhiều quốc gia châu Á đề phòng Trung Quốc, có lý do để họ cần có sự chuẩn bị lâu dài, trước những chạm trán có thể xảy ra sắp tới với TQ, dù Bắc Kinh tiến hành các đòn "quyến rũ" về quan hệ ngoại giao - kinh tế, theo báo The Wall Street Journal. 
TQ thực hiện một thay đổi lớn trong đường lối ngoại giao, tại một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh vào tháng 11.2014, vận dụng một cung giọng hòa giải hơn. Điều này gồm cuộc mặt đối mặt đầu tiên giữa Chủ tịch TQ Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kể từ khi cả hai cùng nắm quyền lực hồi năm 2012.

Điều này  xảy ra sau khi TQ cam kết đầu tư hàng tỉ USD vào các cảng ở khu vực và cơ sở hạ tầng, với những lợi ích tiềm năng lớn cho các nước láng giềng.

Nhiều quốc gia châu Á đang tham gia vào những chương trình này, hoặc nhận viện trợ của TQ. Nhưng nguồn gốc của sự căng thẳng tiềm ẩn vẫn còn đó. 
Giữa năm 2014, tàu TQ cố tìm đâm va vào tàu Việt Nam trong lãnh hải Việt Nam, khi TQ ngang nhiên đưa giàn khoan Haiyang Zhiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.  
Vài tháng sau, quân đội Ấn Độ và TQ đã có những giao tranh trong vài tuần ở dãy Himalaya dọc biên giới tranh chấp của hai nước. 
Bắc Kinh nên suy nghĩ kỹ lưỡng...
Việt Nam vừa nhận được 3 trong 6 tàu ngầm mới lớp Kilo mua từ Nga, có tổng trị giá khoảng 2 tỉ USD. 
Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt hàng 6 khu trục hạm từ Nga và đang phát triển số lượng của phi đội chiến đấu cơ phản lực Sukhoi lên 36 chiếc.
Theo tờ The Wall Street Journal, các quốc gia nhỏ như Việt Nam không muốn thách thức quân đội TQ, nhưng muốn làm cho TQ suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi gây sức ép.
"Ở mức tối thiểu, chúng ta phải làm giảm khả năng hoạt động của TQ nhưng không để bị thiệt hại nào", một quan chức quốc phòng Philippines nói, gợi sự kiện TQ chiếm bãi đá ngầm đang tranh chấp Scarborough năm 2012.
Nguyễn Thị Thái Thông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết các chương trình quân sự của Việt Nam không đặc biệt nhằm vào TQ:
 "Việc mua thiết bị quốc phòng là một chuyện bình thường của tất cả các nước trên thế giới".
Những nước có trang bị tốt hơn, chẳng hạn như Ấn Độ và Nhật Bản, muốn TQ tôn trọng họ như đối trọng quân sự.

Ấn Độ đang xây dựng một quân đoàn để triển khai ở vùng núi Hymalaya dọc biên giới Ấn-Trung. Họ cũng thử nghiệm tên lửa đạn đạo với tầm bắn hơn 3.000 dặm, có thể tấn công lãnh thổ TQ. 

Vào tháng Giêng, Ấn Độ lần đầu tiên bắn thử một trong những tên lửa từ một giàn phóng di động, tại một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía Đông Bắc.
Chính phủ Nhật đang lập đơn vị quân đổ bộ đầu tiên, để bảo vệ quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông vốn là vùng đang tranh chấp với TQ (Bắc Kinh gọi là quần đảo Điếu Ngư), bổ sung thêm 42 chiến đấu cơ tàng hình F-35 Lightning II. 
Nhật tăng ngân sách quốc phòng 2% trong năm tài khóa bắt đầu từ ngày 1.4 tới. 
TQ tiếp tục vượt qua các nước láng giềng trong việc chi quân sự. Mức chi này tăng khoảng 10% mỗi năm trong 20 năm qua. 
Cuộc vũ trang trước hành động lấn chiếm của TQ
Mỹ đã khuyến khích các đồng minh ở châu Á, đặc biệt là Nhật, phát triển khả năng quân sự, nhằm giảm áp lực cho Washington và cũng tạo ra một thị trường mua bán vũ khí mới cho Mỹ.
Khí tài quân sự của Ấn Độ đã được giới thiệu, trong một cuộc diễu binh ở New Delhi hồi tháng Giêng 2015, có sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama, gồm một chiếc máy bay chống ngầm Boeing Co. P-8I và một chiếc máy bay vận tải C-130J, phương tiện có thể giúp việc chuyển quân và thiết bị quân sự một cách nhanh nhất đến biên giới Ấn-Trung ở vùng núi Hymalaya. 
Việt Nam cũng sẵn sàng tiếp nhận máy bay trinh sát của Mỹ và các thiết bị quân sự khác, như một bước cải thiện quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Mỹ. 
Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam cuối tháng 10.2014.
Tuy nhiên, khả năng quân sự mạnh hơn của Biệt Nam không nhằm ngăn chặn các động thái tương lai của Bắc Kinh. 
TQ không lúng túng trước các kế hoạch hiện đại hóa quân sự của Việt Nam, theo Tim Huxley, một chuyên gia về an ninh quốc phòng, giám đốc điều hành của tổ chức nghiên cứu IISS-Asia (ở Singapore) cho biết. 
Nhưng Zhang Baohui, một giáo sư chính trị tại Đại học Lingnan ở Hong Kong, cho biết TQ tự tin về ưu thế quân sự của mình hơn Việt Nam.
Bất chấp các khiếu nại từ các nước láng giềng ở Biển Đông, TQ vẫn tiếp tục chiếm đất để xây dựng các căn cứ mới ở vùng biển tranh chấp. 
Tháng trước, các quan chức Philippines cho biết một hòn đảo mới, có đủ diện tích hỗ trợ cho một đường băng lớn của TQ ở Bãi Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã "hoàn thành 50%".
Việt Nam cũng tỏ ra quan ngại các hoạt động của TQ trên các vùng tranh chấp. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hồi cuối tháng Giêng đã thăm Manila, bàn việc tăng cường hợp tác an ninh giữa Việt Nam với Philippines, phần nào để giúp ngăn chặn việc lấn chiếm lãnh thổ của TQ.   
Bắc Kinh từ lâu cho rằng hiện đại hóa quân sự là bình thường. Nhưng lại chỉ trích Nhật nới lỏng những hạn chế đối với Cục phòng vệ Nhật (SDF) và tuyên bố, Tokyo "cố ý tạo ra các mối đe dọa TQ". 
Trong năm 2013, sau khi Tokyo ra mắt tàu sân bay trực thăng thứ hai, TQ cho biết họ "quan ngại việc Nhật liên tục phát triển khí tài quân sự".
Theo SIPRI, một viện chuyên an ninh quốc phòng của Thụy Điển, Bắc Kinh chi quốc phòng nhiều hơn 5 lần so mười quốc gia Đông Nam Á cộng lại trong năm 2013, với khoản đầu tư vào máy bay tàng hình, tàu sân bay và thiết bị tiên tiến khác.  

Trong lúc đó, các nước láng giềng cũng đang phát triển quân sự. Philippines đặt mua khoảng chiến đấu cơ của Hàn Quốc trị giá 410 triệu USD và đã dành 1,8 tỉ USD mua khí tài quân sự mới trong 2 năm tới, gồm một khu trục hạm cho hải quân.

Malaysia tìm mua chiến đấu cơ mới, gần đây đã nhận cặp tàu ngầm đầu tiên mua của Pháp với giá khoảng 2,2 tỉ USD. 
Indonesia có kế hoạch mua và triển khai tàu ngầm mới của Triều Tiên và trực thăng chiến đấu Apache của Mỹ gần quần đảo mà họ cho là dễ bị TQ xâm chiếm.
Trung Quốc không phải lý do duy nhất
Dĩ nhiên, TQ không phải là lý do duy nhất các nước châu Á đang chi tiêu nhiều hơn về quốc phòng. 
Đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, các nước có quân đội yếu rất cần có khí tài mới để tiếp tục hoạt động. Nhiều nước cũng có kẻ thù riêng. 
Nhưng nói chung, các chi tiêu mới nhất cho quân sự có thể làm tăng nguy cơ của một cuộc đối đầu, nếu căng thẳng ngày càng trầm trọng hơn.
Một số chuyên gia cho rằng, quân đội các nước khác mạnh lên có thể làm thay đổi các tính toán chiến lược của Bắc Kinh, có thể làm cho họ sẵn sàng đàm phán về các vấn đề cần giải quyết. 
Richard Javad Heydarian, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La Salle ở Manila cho biết: 
"Điều cuối cùng TQ muốn là có  một quân đội hiện đại và hùng mạnh. Khi các nước láng giềng liên tục nâng cấp phát triển quân sự, TQ đang phải đối mặt với rủi ro lớn hơn từ những sự kháng cự ngoài ý muốn của họ". 
Thảo Hương (theo The Wall Street Journal) 
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề phòng Trung Quốc, các nước láng giềng đầu tư vũ khí “khủng“