Theo các nhà quản lý, Việt Nam cần đầu tư xây dựng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu…

Đầu tư xây dựng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu

Thu Anh | 08/11/2023, 17:40

Theo các nhà quản lý, Việt Nam cần đầu tư xây dựng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu…

Nhà quản lý và doanh nghiệp nông nghiệp đã chỉ rõ hướng đi tất yếu về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi xanh lĩnh vực nông nghiệp đối với Việt Nam là đầu tư xây dựng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

Ngoài ra, thúc đẩy đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp phải gắn liền với nhu cầu thực tiễn mới có thể nâng cao hiệu quả đầu tư, nghiên cứu khoa học và thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong tương lai.

Theo ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số và sự cạnh tranh về tài nguyên… đang tạo ra áp lực lớn đối với ngành nông nghiệp. Do đó, nông nghiệp nước ta phải chuyển đổi sang hướng đi mới là kinh tế tuần hoàn.

Nông nghiệp tuần hoàn là không bỏ đi thứ gì - đó là khẳng định của ông Nguyễn Đăng Khôi, Chủ tịch tập đoàn Trọng Khôi. Ông Khôi cho rằng nông dân, doanh nghiệp có thể làm giàu hơn nữa bằng chính những thứ vốn được coi là bỏ đi. Phụ phẩm nông nghiệp không được tái sử dụng vừa lãng phí, vừa là gánh nặng cho môi trường.

nnth-bn2-2396.jpg
Các nhà quản lý chỉ ra rằng nông nghiệp nước ta phải chuyển đổi sang hướng đi mới là kinh tế tuần hoàn - Ảnh: Internet

Tại Ngày đổi mới sáng tạo mở 2023, PGS-TS Ryota Kose, giảng viên Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo (Nhật Bản) cho rằng nông dân cần có cái nhìn tích cực hơn về các loại phế phụ phẩm nông nghiệp bởi đây là tài nguyên quý giá và tại chỗ.

“Nếu được thực hiện bài bản ngay từ đầu và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, hoàn toàn có thể xuất khẩu các loại phế phụ phẩm, làm tăng giá trị của nông nghiệp tuần hoàn”, PGS-TS Ryota Kose chia sẻ.

TS Nguyễn Đức Tùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) cho biết, nông nghiệp Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức, điển hình như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến sản xuất cây trồng giảm khoảng 2 - 15%.

Ngoài ra, ông Tùng cũng cho rằng nguồn nhân lực trong ngành nông nghiệp cũng chưa đáp ứng được thời đại số; áp lực về sản xuất xanh, bền vững; an ninh lương thực, nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ngành nông nghiệp bị hạn chế…

Theo các chuyên gia, ứng dụng KH-CN rất tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, KH-CN có thể giúp giải quyết các vấn đề truyền thống và phi truyền thống trong nông nghiệp; đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển của ngành; tạo được sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản xuất hàng hóa đáp ứng về yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và giá cả cạnh tranh, chiếm được niềm tin của người mua…

Với tầm nhìn định hướng ngành công nghiệp thịt mít mới cho Hậu Giang thì câu chuyện xoay quanh mô hình kinh doanh Lemit Foods là một điển hình. Bắt đầu từ cuộc hành trình ở vườn mít tại Phụng Hiệp (Hậu Giang), nhóm nghiên cứu nhận thấy diện tích trồng mít ở Hậu Giang tương đối lớn nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, kèm theo nguy cơ cây mít bị chặt bỏ mỗi năm.

Nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, Lemit Foods đã dành ra 2 năm để tạo ra những sản phẩm thịt thực vật phục vụ ăn kiêng linh hoạt, đảm bảo tốt cho sức khỏe, hỗ trợ nông dân và thúc đẩy hoạt động kinh doanh công bằng, môi trường bền vững.

Nhóm nghiên cứu cho biết đây là mô hình kinh tế tuần hoàn với phương pháp và công nghệ chế biến thực phẩm tiên tiến, biển đổi các phụ phẩm nông nghiệp như mít non thành các sản phẩm thịt thực vật có giá trị cao.

Các chuyên gia có chung nhận định rằng định hướng kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp không chỉ nhằm mang lại lợi ích về môi trường mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới, tăng cường sức cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp.

Bài liên quan
Phát triển nông nghiệp thông minh dựa trên ứng dụng công nghệ cao
Phó giám đốc Sở TT-TT tỉnh Lâm Đồng cho biết giải pháp ứng dụng vạn vật kết nối Internet (IoT) là giải pháp cốt lõi nhất trong nông nghiệp thông minh 4.0.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đầu tư xây dựng kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu