"Dầu, khí, than đều phải đi mua và giá ngày càng cao. Than khai thác càng sâu thì càng đắt, trong khi Việt Nam nhiều nắng và gió, không phải mua, nhập, cũng không ai lấy đi được”, Thủ tướng nói.

Dầu, khí, than đều đi mua và giá ngày càng cao, trong khi Việt Nam nhiều nắng và gió

Lam Thanh | 06/09/2022, 14:27

"Dầu, khí, than đều phải đi mua và giá ngày càng cao. Than khai thác càng sâu thì càng đắt, trong khi Việt Nam nhiều nắng và gió, không phải mua, nhập, cũng không ai lấy đi được”, Thủ tướng nói.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8.2022, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đánh giá Chính phủ vừa tập trung đầu tư cho các chương trình trọng điểm quốc gia, các công trình hạ tầng chiến lược để tạo động lực lâu dài, vừa quyết liệt xử lý những dự án tồn đọng khó khăn, vướng mắc kéo dài, để tạo sự phát triển đồng bộ; đồng thời quyết liệt xử lý các vấn đề mới phát sinh, vấn đề khó, được người dân và dư luận quan tâm như giáo dục, y tế, giá cả, chỉ đạo khá kịp thời và hiệu quả để tạo đồng thuận xã hội. 

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết lưu lượng vận tải trong dịp Quốc khánh 2.9 vừa qua cao nhất từ trước tới nay, cao hơn cả mùa hè năm 2019 là năm trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Nhìn từ hoạt động vận tải, kinh tế đang chuyển mình và phát triển tốt.

Nêu ra 12 kết quả nổi bật, nhưng về định hướng thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn là cơ hội và thuận lợi; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, tăng cường phân cấp, phân quyền, nắm tình hình, ứng phó diễn biến mới.

Thủ tướng nhấn mạnh tình hình còn nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp; sức ép lạm phát rất cao.

Ngoài ra, giải ngân đầu tư công chậm được cải thiện, đây là vấn đề kéo dài nhiều năm nhưng chưa có giải pháp tích cực, nhưng nguyên nhân cơ bản là dàn trải, manh mún, chia cắt, lãnh đạo các bộ ngành, địa phương chưa thực sự tập trung chỉ đạo, thủ tục hành chính còn rườm rà.

Hơn nữa, thu hút vốn FDI chưa được như kỳ vọng, trong đó yếu tố rất quan trọng là thu hút vào đâu và giải ngân thế nào. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số lĩnh vực còn khó khăn, số doanh nghiệp rút lui và giải thể còn cao. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là tại vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo và những người yếu thế...

Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục thực hiện các trọng tâm chỉ đạo, điều hành đã được phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 xác định, cụ thể:

"4 ổn định" (ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ; ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội).

"3 tăng cường" (tăng cường nắm tình hình, phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả; tăng cường bảo đảm an sinh xã hội và công tác y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, tiêm phòng vắc xin COVID-19; tăng cường kỷ luật kỷ cương, nhất là trong hệ thống hành chính nhà nước).

"2 đẩy mạnh" (đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và công tác quy hoạch).

"1 tiết giảm" là tiết kiệm triệt để, giảm mọi khoản chi tiêu không cần thiết; và "1 kiên quyết không" là không điều hành giật cục, chuyển trạng thái đột ngột.

tt-2.jpg
Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác phòng chống dịch; giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; phối hợp hài hòa, hợp lý, đồng bộ, chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác. Xây dựng các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn.

Đồng thời, cần đẩy mạnh chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; cương quyết cắt giảm các thủ tục rườm rà, các dự án dàn trải, điều chuyển vốn từ những dự án chậm, kém hiệu quả sang các dự án bảo đảm tiến độ.

“Bộ Tài nguyên - Môi trường tiếp tục rà soát lại, Thanh tra Chính phủ vào cuộc ngay để tháo gỡ các vướng mắc trong thực tế, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan tới việc bảo đảm nguyên vật liệu cho các dự án hạ tầng chiến lược theo các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ”, Thủ tướng nêu.

Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo. Về nội dung này, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

"Dầu, khí, than đều phải đi mua và giá càng ngày càng cao, như than khai thác càng sâu thì càng đắt, trong khi Việt Nam nhiều nắng và gió, không phải mua, nhập, cũng không ai lấy đi được, công nghệ năng lượng gió và mặt trời càng ngày càng phát triển với giá rẻ hơn. Việt Nam có điều kiện để chuyển đổi năng lượng phù hợp xu thế toàn cầu, phát triển ngành công nghiệp chuyển đổi năng lượng, sản xuất các trang thiết bị năng lượng tái tạo", Thủ tướng phân tích.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các bộ ngành liên quan phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy bởi nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân; đối thoại thẳng thắn và tranh thủ sự hỗ trợ của các đối tác phát triển trong quá trình chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.

Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình để phát triển đất nước, nâng cao vị thế đất nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan nghiên cứu, có giải pháp về visa phù hợp với tình hình hiện nay để thu hút mạnh hơn du khách, thúc đẩy phục hồi du lịch quốc tế.

Thêm vào đó, cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch của các ngành, các địa phương, nhất là các quy hoạch trình Trung ương, Quốc hội, và quy hoạch điện 8 theo đúng mục tiêu đề ra.

Bài liên quan
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, về mức 20.520 đồng/lít
Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (21.11) được điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp. Trong đó, giá xăng RON95 giảm về mức 20.520 đồng/lít.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dầu, khí, than đều đi mua và giá ngày càng cao, trong khi Việt Nam nhiều nắng và gió