Trang tin Reuters cho biết hiện vẫn có nhiều đoàn khách người Trung Quốc sang Triều Tiên du lịch từ thành phố biên giới Đan Đông (tỉnh Liêu Ninh), bất chấp chính quyền trung ương đã ban hành lệnh hạn chế không chính thức ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm vào tháng 11 trước.

Dân Trung Quốc vẫn sang Triều Tiên du lịch bất chấp lệnh cấm

Cẩm Bình | 21/12/2017, 17:58

Trang tin Reuters cho biết hiện vẫn có nhiều đoàn khách người Trung Quốc sang Triều Tiên du lịch từ thành phố biên giới Đan Đông (tỉnh Liêu Ninh), bất chấp chính quyền trung ương đã ban hành lệnh hạn chế không chính thức ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đến thăm vào tháng 11 trước.

Reuters dẫn lời hai nguồn tin địa phương tiết lộ vào ngày 15.12 vừa qua, đã có một đoàn gồm 40 du khách Trung Quốc từ Đan Đông đi Bình Nhưỡng.

Theo một nhà điều hành tour du lịch: “Đây là đoàn khách đông nhất đi du lịch từ Đan Đông kể từ khi có lệnh hạn chế. Tôi nghĩ chính quyền trung ương sẽ rất khó chịu với Đan Đông vì dám bãi bỏ lệnh hạn chế”.

Cục Du lịch Đan Đông từ chối bình luận về vụ việc này. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ không nắm được tình hình tại thành phố biên giới này, theo Reuters.

Theo một nguồn tin trong ngành du lịch Đan Đông: “Luôn có cách “lách” các chính sách của nhà nước. Bạn biết người Trung Quốc thế nào mà”.

Lệnh hạn chế du lịch đến Triều Tiên chưa bao giờ được Trung Quốc tuyên bố công khai. Vào tháng 11, trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Bắc Kinh, Reuters đã có được thông tin Cục Du lịch Đan Đông yêu cầu tất cả các đơn vị dừng ngay các chuyến du lịch đến thủ đô Bình Nhưỡng.

Đan Đông là trung tâm thương mại chính của Trung Quốc ở phía bắc và hầu hết các công ty du lịch cung cấp tour đi Triều Tiên đều hoạt động tại đây. Các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc trong năm nay đã ảnh hưởng đến kinh tế của thành phố này.

Theo nhiều nguồn tin, phần lớn tour đi Triều Tiên đều bị dừng, còn những doanh nghiệp ở Đan Đông có quan hệ làm ăn lâu đời với Bình Nhưỡng đều chật vật tồn tại. Một doanh nhân Trung Quốc cho biết“nhiều doanh nhân thành đạt hơn đã đi nghỉ lễ vì không có việc gì cho họ làm vào lúc này”.

Du lịch -ngành đem lại ngoại tệ cho Triều Tiên

Do không ngừng đẩy mạnh chương trình tên lửa và hạt nhân, Triều Tiên đã bị Liên Hợp Quốc áp dụng nhiều lệnh trừng phạt, trong đó có biện pháp hạn chế xuất khẩu đến nước này các sản phẩm trọng yếu như than đá, thủy sản và mặt hàng dệt may. Du lịch là một trong những ngành không bị trừng phạt và là nguồn chính đem lại ngoại tệ cho Bình Nhưỡng.

Theo Viện Nghiên cứu hàng hải của Hàn Quốc (KMI), ngành du lịch đem lại doanh thu 44 triệu USD/năm cho Triều Tiên.

Du lịch là ngành giúp Triều Tiên kiếm ngoại tệ - Ảnh: The Star

Simon Cockerell, người đứng đầu Công ty Du lịch Koryo Tours tại Bắc Kinh, cho biết vào khoảng giữa tháng 11, ông thấy có 3-4 đoàn xe chở du khách Trung Quốc đến Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, ông không biết đoàn khách này nhập cảnh từ đâu và dùng thị thực gì đến Triều Tiên.

Ông Cockerell chia sẻ: “Thị thực đến Triều Tiên không cho thấy bạn có thể và không thể đi đến đâu. Nên một khi đã vào Sinuiju hay Rason (những điểm vào Triều Tiên mà khách Trung Quốc đi du lịch bằng xe thường nhập cảnh) thì bạn có thể đi đến thủ đô Bình Nhưỡng”.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân Trung Quốc vẫn sang Triều Tiên du lịch bất chấp lệnh cấm