Báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP đưa tin tối 28.9, hàng trăm người dân Hồng Kông kỷ niệm 3 năm cuộc bất tuân dân sự 'Dù Vàng', đem theo biểu ngữ và dù vàng tập trung bên ngoài trụ sở đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc.

Dân Hồng Kông kỷ niệm 3 năm cuộc bất tuân dân sự 'Dù Vàng'

Cẩm Bình | 29/09/2017, 14:23

Báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP đưa tin tối 28.9, hàng trăm người dân Hồng Kông kỷ niệm 3 năm cuộc bất tuân dân sự 'Dù Vàng', đem theo biểu ngữ và dù vàng tập trung bên ngoài trụ sở đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc.

Các cuộc biểu tình 'bất tuân dân sự' ở Hồng Kông nổ ra năm 2014khi quốc hội Trung Quốc khẳng định người dân Hồng Kông chỉ được quyền bầu đặc khu trưởng vào năm 2017, theo danh sách ứng cử viên phải được ủy ban bầu cử chấp thuận. Phong trào này kéo dài 79 ngày với nhiều người cầm dù vàng phản đối chỉ đạo từ Hoa lục và kêu gọi dân chủ.

Buổi kỷniệm có sự tham gia của ba nhân vật lập phong trào Occupy Central (Chiếm lĩnh Trung Hoàn): giáo sư luật Đới Diệu Đình (Benny Tai Yiu-ting), tiến sĩ Trần Kiến Dân (Chan Kin-man) và mục sư Châu Diệu Minh (Chu Yiu-ming). Đây là lần đầu tiên cả ba trở lại nơi các cuộc biểu tình đã diễn ra 3 năm trước.

Tuy nhiên, các lãnh đạo sinh viên của phong trào là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong Chi-fung), La Quán Thông (Nathan Law Kwun-chung) và Chu Vĩnh Khang (Alex Chow Yong-kang) lại vắng mặt. Cả ba đều bị tuyên án tù từ 6 đến 8 tháng, vì “tụ tập bất hợp pháp" trong các cuộc biểu tình năm 2014.

Từ 18 giờ ngày 28.9 (giờ địa phương), đám đông gồm cả 30 nhà lập pháp và nhà hoạt động đã tập trung tại nơi từng diễn ra biểu tình tại quận Kim Chung (Admiralty) và dành ra 3 phút mặc niệm. Những người tổ chức buổi kỷniệm dùng hơi nước để tái hiện lại cảnh cảnh sát Hồng Kông ném hơi cay vào người biểu tình ở phố Thiêm Mỹ (Tim Mei Avenue) năm 2014.

Đến 20 giờ, một nhóm 300 tín đồ Tin Lành đã tập trung tại nhà thờ ở quận Wan Chai kỷ niệm phong trào. Nhóm này sau đó đã cầm nến và tuần hành đến trước trụ sở chính quyền đặc khu.

Hàng trăm người tập trung tại điểm biểu tình ở quận Kim Chung (Admiralty) - Ảnh: South China Morning Post
Thông tin về cuộc biểu tình năm 2014 được phát cho người tham dự buổi kỷ niệm - Ảnh: South China Morning Post

Anh C.Y.Ling, một thành viên của nhóm sinh viên năm 3 ĐH Hồng Kông tham gia làm công tác xã hội, cho biết: “Tôi có mặt ở đây để ủng hộ những giá trị của Hồng Kông như tự do hay quyền phổ thông đầu phiếu và cũng để tự nhắc nhở mình tại sao lại tham gia phong trào 3 năm về trước”.

Nhắc đến án tù mà các lãnh đạo sinh viên nhận phải, Ling chia sẻ: “Đây cũng là lý do để tôi tham gia buổi kỷniệm này, nhưng có một lý do lớn hơn. Đó là bất công xã hội và chính trị vẫn còn tồn tại - chúng tôi không có tiếng nói trong xã hội này, và còn rất nhiều người không nhà cửa”.

Chị Joey Tam Tsz-kwan, bạn học của Ling, cho biết vì lý do gia đình mà chị đã không tham gia cuộc biểu tình năm 2014.

“Tuy nhiên với tư cách là sinh viên làm công tác xã hội, chúng ta nên có mặt ở đâyvì xã hội của chúng ta không cải thiện gì cả”, theo chị Tam.

C.Y.Ling (trái) và Joey Tam Tsz-kwan, hai sinh viên của ĐH Hồng Kông tham gia buổi kỷ niệm- Ảnh: South China Morning Post

Phát biểu trước đám đông tập trung tại Lennon Wall, nơi diễn ra cuộc biểu tình năm 2014, giáo sư Đới Diệu Đình lên tiếng chỉ trích chính quyền đặc khu là chính quyền độc đoán và kêu gọi mọi người bảo vệ niềm hy vọng về một Hồng Kông dân chủ.

Trong khi đó, tiến sĩ Trần Kiến Dân kêu gọi người dân không được tỏ thái độ hận thù. Theo tiến sĩ Trần: “Chúng ta có thể tức giận, nhưng không thể đánh mất lý trí. Rồi chúng ta sẽ thấy ánh sáng trong bóng tối”.

Châu Đình (Agnes Chow Ting), thành viên của đảng Demosisto (đảng chính trị do Hoàng Chi Phong lập ra), phát biểu: “Trong cuộc chiến này chúng ta đã tỏ ra sợ hãi, nhưng đây là thành phố mà chúng ta yêu mến. Chúng ta phải đấu tranh, nếu không thì thế hệ sau này sẽ phải chịu đựng nhiều sự sợ hãi và phải làm nhiều điều không mong muốn hơn nữa”.

Trong một chương trình phát thanh trước buổi kỷniệm, những người lập ra phong trào Occupy Central đã lên tiếng kêu gọi người dân đặc khu tiếp tục tranh đấu cho quyền phổ thông đầu phiếu.

Mục sư Châu Diệu Minh, giáo sư Đới Diệu Đình và tiến sĩ Trần Kiến Dân (từ trái sang phải) phát biểu tại buổi kỷ niệm
- Ảnh: South China Morning Post

SCMP cho biết, bộ ba sáng lập cùng sáu lãnh đạo phong trào khác đều đang gặp rắc rối. Trước đó, ba ông Đới, Châu và Trần chia sẻ mình đã chuẩn bị tâm lý để ngồi tù.

Một cuộc xem xét về trường hợp của bộ ba Đới, Trần, Châu dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm sau, theo trang báo Hồng Hồng Kông cho biết.

Trong bài viết đăng ngày 28.9 trên trang The Guardian (Anh), Hoàng Chi Phong đã viết: “Cơ thể chúng ta bị giam cầm, nhưng tinh thần theo đuổi tự do thì không. Khó khăn chỉ làm ta sáng trí và bền chí hơn, khiến nhiều người Hồng Kông thức tỉnh về mặt chính trị”.

Trong khi đó, Chu Vĩnh Khang dù đang thụ án 7 tháng tù cũng đã đăng một lá thư kêu gọi người dân tiếp tục đấu tranh và tổ chức một cuộc tuần hành phản đối chính quyền Bắc Kinh vào ngày Quốc khánh 1.10 tới.

Cẩm Bình (theo South China Morning Post)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân Hồng Kông kỷ niệm 3 năm cuộc bất tuân dân sự 'Dù Vàng'