Chính quyền Thái Lan có thể bị điều tra trong vụ quân đội tiêu tốn 10 triệu USD để mua khí cầu trinh sát "Rồng lửa" lỗi, xì khí helium liên miên và phải vứt bỏ sau 8 năm không sử dụng.

Quân đội Thái Lan 'đốt' 10 triệu USD mua khí cầu lỗi

Trần Trí | 28/09/2017, 18:17

Chính quyền Thái Lan có thể bị điều tra trong vụ quân đội tiêu tốn 10 triệu USD để mua khí cầu trinh sát "Rồng lửa" lỗi, xì khí helium liên miên và phải vứt bỏ sau 8 năm không sử dụng.

Theo báo Washington Times ngày 27.7, vụ mua khí cầu trinh sát "Rồng lửa"Aeros 40Dnhằm do thám quân khủng bố ở miền nam Thái Lan.

Quân đội Thái Lanmua phải "vệ tinh của người nghèo"

Công tybán "Rồng lửa"là Aria International ở vùng Arlington, bang Virgina, Mỹ;còn nơi sản xuất là Công ty Aeros ở Montebello, bang California.

Vụ mua "Rồng lửa"thất bại khiếnquân đội Thái Lan bị bẽ mặt, vì các quan chức Aria International đã từng "ca ngợi"hợp đồng này khi trao choThái Lan "vệ tinh của người nghèo".

Chủ tịch kiêmTổng giám đốc của công ty này là Mike Crosby, hồi năm 2010 trả lời phỏng vấn đãnói: “Có những kẻ xấu ở nam Thái Lanvà quân đội đang tích cực bắt chúng".

Khi được hỏi về giá cả của Aeros 40D, ông đáp: “Khí cầu giá 2,8 triệu USD, máy thu hình và phương tiện truyền ảnh giá 6 triệu USD. Hợp đồng còn bao gồm việc huấn luyện, bảo trì, xây một nhà chứa khí cầu và xây dựng một khách sạn 12 phòng cho nhân viên Aria tại một căn cứ quân sự gần thành phố Pattani ở miền nam Thái Lan”.

Ngoài số tiền mua, quân đội còn phải chi thêm 1 triệu USD để bơm khí helium và kinh phí bảo trì, sửa chữa "Rồng lửa". Nhưng suốt 8 năm, khí cầu nàyhiếm khi bay, liên tục bị trục trặc kỹ thuật, bị xì khí helium và gây tốn kém khi phải bơm lại khí này.

Theo các quan chức quân đội, lớp vải bọc của chiếc khí cầu bị rạn sau 8 năm chịu đựng thời tiết xứ nhiệt đới Thái Lan.Hồi tháng 7.2010, quân đội từng đề nghị nhà cung cấp thay chiếc khác nhưng họchỉ sửa "Rồng lửa".

Năm 2012, "Rồng lửa"rơi xuống một đồngruộngvì phi công mất kiểm soát trong một chuyến bay tuần tra và chuẩn bị đáp xuống khu vực gần nhà chứa, theo báo giới Thái Lan.

Sĩ quan nào liên quan vụ lãng phítiền dân?

Sau những lần bị xì mới, "Rồng lửa" đãbị tháo bỏ hồi tuần trước. Tuy nhiên5 máy thu hình kỹ thuật số V-14MSII của "Rồng lửa" được giữ lại. Theo tài liệu thì máy thu hình rất mạnh, đến độ “một người trong căn hộ ở Los Angeles có thểbất ngờ khi biết chúng tôi có thể đọc màn hình máy tínhcủa họtừ một trực thăng đang bay ngang qua cửa sổ căn hộ của anh ta ở cách tòa nhà 1 km”.

Các máy thu hình hồng ngoại tuyến này được gắn lên "Rồng lửa"và trên lý thuyết, phi công lái chiếc khí cầu sẽ truyền hình ảnh thu được đến các xe và trực thăng bay gầncác tòa nhà trong lúc điều phối tấn công lực lượng Hồi giáo cực đoan nổi dậy đòi tự trị hoặc độc lập ở miền nam Thái Lan. Cuộc chiến chống nổi dậy của quân đội Thái Lan từ năm 2004 đã khiến hơn 6.000 người chết.

Tướng tư lệnh quân đội Chalermchai Sittisart hứa sẽ sử dụng có ích những máy thu hình của chiếc khí cầunhằm xoa dịubức xúc của người dân.

Nhà hoạt động chính trị Srisuwan Janya đã viết thư gửi Cơ quan thanh tra công (OAG) của Thái Lan, đề nghị OAG mở cuộc điều tra. Ông cũngcho biết tên những sĩ quan cấp cao và chính khách liên quan vụ phê duyệt, chi tiền cùng các quyết định khác trong vụ mua "Rồng lửa".

Ông Srisuwan nói: “Tôi yêu cầu OAG đi đến tận cùng sự thật”. Ông kể khi ký hợp đồng mua "Rồng lửa", tướng Prawit Wongsuwon là Bộ trưởng Quốc phòng. Vị tướng hiện là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng.

Hợp đồng mua "Rồng lửa"do Thủ tướng Thái Lan năm 2009 là ông Abhisit Vejjajiva ký duyệtvà ông dự lễ nhận chính thức năm 2010. Khi được hỏi về vụ mua "Rồng lửa", Bộ trưởng Nội vụ Anupong Paojinda nói: "Dù vụ mua này xảy ra lúc tôi là tư lệnh quân đội, cuộc điều tra cần xem xét ai liên quan, gồm người nhận quả khí cầu, ký hợp đồng và sử dụng nó".

Nhưng trong một bài xã luận ngày 17.9, biên tập Umesh Pandey của báo Bangkok Post viết: “Sao tướng Anupong lại có thể nói khôngnên nhắm vào ông ấy hoặc các sĩ quan của ông ấy vào lúc đó?Liệu có phải không còn chuẩn mực những người có quyền lực lơ là nhiệm vụ thì phải bị truy tố? Tại sao tướng Anupong và chiến hữu của ông ấy cố gắng tránhsự xấu hổ vì bị điều tra?”.

Bài báo khẳng định dù khó tìm ra những vấn đề khác trong việc mua phương tiện quân sự, nhưng chính phủ và quân đội Thái Lan cần minh bạch hơn, "nếu không thì những vụ mua sắm tệ hại sẽ nhiều lần ám ảnh chúng ta nữa".

Tướng Anupong cùng những người khác khẳng địnhhọ không hề liên quan việc ký và chi tiền mua "Rồng lửa". Chưa ai bị buộc tội sai phạm liên quan vụ mua sắm thất bại này.

Các quan chức nói ngành công tố có thể xem xét vụ mua "Rồng lửa". Nếu phát hiện "có vấn đề"thì sẽ chuyển vụ việc lên Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia, nơi có thể yêu cầu trừng phạt những người vi phạm.

Khí cầu "Rồng lửa" khi mới được chuyển giao cho quân đội Thái Lan

Những vụ tai tiếng chi quân sự của quân đội Thái Lan

Đây là vụ tai tiếng mới nhất trong chuyện chi quân sự của Thái Lan. Quả khí cầudẫn đến những câu hỏi về một chính phủ hiện do cựu tướng Prayuth Chan-ocha làm Thủ tướng. Ông từng được học quân sự ở Mỹ và là người thực hiện vụ đảo chính không đổ máu năm 2014.

Vụ "Rồng lửa"cũng đặt dấu hỏi về khả năng của quân đội Thái Lanđúng vào lúc Thủ tướng Prayuth sẽ có chuyến thăm Mỹ ngày 3.10 tới, gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Phòng Bầu dục.

Việcchỉ trích vụ mua "Rồng lửa"cùng khoản tiền chi thêm để bảo trì không hiệu quả càng khiến dân Thái bức xúc về những ví dụ lãng phí khoản chi quân sự.

10 năm qua, khoản chi quốc phòng của nước này tăng gần gấp 3 lần. Đó là giai đoạn mà quân đội thực hiện hai cuộc đảo chính làlật đổ chính quyền Thủ tướng Thaksin Shinawatra năm 2006 vàlật đổ chính phủ của em gái của ông này làbà Yingluck năm 2014. Bà vừa bị kết án 5 năm tù vì tội lơ là giám sát chương trình trợ giá gạo cho nông dân gây thất thoát hàng tỉ USD.

Những vụ mua vũ khí đắt giá, như khoản chi 1 tỉ USD để mua tàu ngầm Trung Quốc,thường bị người dân chỉ trích.Vụ tai tiếng nhất là quân đội Thái Lan chi hàng triệu USD mua những máy dò bom dỏm GT200, dẫn đến chuyện bắt nhiều người vô tội hồi 10 năm trước.

Năm 2013, hai tên lừa đảo người Anh bị bắtvì tội bán GT200 cùng các thiết bị dỏm khác với giá hàng triệu USD cho các chính phủ Thái Lan, Mexico, Iraq.

Trung Trực (theo Washington Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Thái Lan 'đốt' 10 triệu USD mua khí cầu lỗi