Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), cựu thủ lĩnh phong trào “Ô dù”, hôm 14.9 cho biết anh đang tìm kiếm sự ủng hộ của các nhà lập pháp Mỹ cho các yêu cầu trọng tâm của những người biểu tình, bao gồm cả lời kêu gọi bầu cử tự do tại Hồng Kông.
Tuần qua, Hoàng Chi Phong đã có mặt tại Đức và sự xuất hiện đó đã khiến quan hệ Đức - Trung rạn nứt sâu sắc. Và giờ đây, chàng thanh niên Hồng Kông lại bắt đầu các hoạt động tại Mỹ.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức tổ chức họp báo lên án Hoàng Chi Phong ngày 11.9 ngay sau khi Ngoại trưởng Đức gặp thanh niên này. Phía Trung Quốc cảnh báo quan hệ Trung - Đức bị sứt mẻ nghiêm trọng vì sự cố ngoại giao khiến Bắc Kinh phẫn nộ.
Báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP đưa tin tối 28.9, hàng trăm người dân Hồng Kông kỷ niệm 3 năm cuộc bất tuân dân sự 'Dù Vàng', đem theo biểu ngữ và dù vàng tập trung bên ngoài trụ sở đặc khu hành chính thuộc Trung Quốc.
Ngày 18.8, nhiều chính khách và người nổi tiếng toàn thế giới yêu cầu chính quyền Hồng Kông lập tức thả 3 nhà vận động dân chủ bị kết án tù, và 3 người trẻ này có thể bị quản giáo đổ cháo lên đầu khi thụ án tù ở một nhà tù được bảo vệ an ninh tối đa thuộc đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc).
Nhà hoạt động trẻ Hồng Kông Hoàng Chi Phong đã yêu cầu chính quyền đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc) phải có phản ứng về vụ Thái Lan bắt giữ anh theo yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh. Ngày 6.10, anh đã kể lại chuyện bị trục xuất khỏi Thái Lan trong chương trình phát thanh của Hồng Kông.
Hoàng Chi Phong, nhà hoạt động trẻ Hồng Kông nổi tiếng qua phong trào “Cách mạng Dù” năm 2014, đã bị chính quyền Thái Lan bắt giữ vào ngày 4.10 khi vừa xuống sân bay Bangkok. Đảng của anh cho rằng Trung Quốc đã gây áp lực buộc Thái Lan làm việc này.
Phiên tòa ngày 14.8 tại Hồng Kông đã kết luận Hoàng Chi Phong, La Quán Thông và Chu Vĩnh Khang không đáng bị phạt tù. Thay vào đó, Hoàng và La bị phạt lao động công ích còn Chu chỉ bị án treo. Tòa nhận định cả ba chỉ muốn bày tỏ ý kiến và quan tâm đến xã hội.