Bắc Kinh đã yêu cầu các doanh nghiệp Triều Tiên phải đóng cửa vào tháng 1 năm tới. Đây là hành động nhằm cắt giảm nguồn thu cho Bình Nhưỡng theo tinh thần của lệnh trừng phạt do LHQ áp đặt vì Triều Tiên theo đuổi các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Đằng sau việc Trung Quốc sốt sắng đóng cửa các doanh nghiệp Triều Tiên

Anh Tú | 29/09/2017, 06:32

Bắc Kinh đã yêu cầu các doanh nghiệp Triều Tiên phải đóng cửa vào tháng 1 năm tới. Đây là hành động nhằm cắt giảm nguồn thu cho Bình Nhưỡng theo tinh thần của lệnh trừng phạt do LHQ áp đặt vì Triều Tiên theo đuổi các chương trình hạt nhân và tên lửa.

Hôm thứ Năm 28.9, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết các công ty Triều Tiên, kể cả liên doanh với các công ty Trung Quốc, có 120 ngày để đóng cửa kể từ ngày Nghị quyết của Liên Hợp Quốc được thông qua hôm 11.9.

Báo chí Hồng Kông (TQ) cho rằng các doanh nghiệp Triều Tiên hoạt động ở Trung Quốc, chủ yếu trong ngành công nghiệp nhà hàng sẽ bị ảnh hưởng. Có khoảng 100 nhà hàng do người Triều Tiên điều hành, trong đó có 26 ở thủ đô Bắc Kinh.

Theo Bangkok Post, đây có thể coi là phản ứng rất nhanh tay của Trung Quốc, còn nhanh tay hơn nhiều nước trong khu vực. Có tin cho hay vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ đi thăm Bắc Kinh và gặp gỡ với ông Dương Khiết Trì cùng Ngoại trưởng Vương Nghị. Mục tiêu của cuộc gặp gỡ nhằm bàn về các biện pháp đối phó với Bình Nhưỡng, giải quyết khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên cũng như về chuyến thăm Trung Quốc của ông Donald Trump dự kiến vào tháng 11. Do vậy, Trung Quốc đang gắng thể hiện cho Mỹ thấy họ đồng tình và tuân thủ các lệnh trừng phạt của LHQ áp dụng với Triều Tiên.

Mỹ cho rằng Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Triều Tiên nên sự hợp tác của Bắc Kinh trở thành yếu tố then chốt trong biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình vũ khí. Tổng thống Mỹ nhiều lần ta thán sự hời hợt của Trung Quốc trong hành động chung để tạo áp lực với Triều Tiên.

Trung Quốc vốn là người bảo vệ Triều Tiên trên các diễn đàn củaLHQ nhưng cũng đã không thể kiên nhẫn hơn sau các vụ thử tên lửa và hạt nhân liên tiếp của Bình Nhưỡng những tháng gần đây. Do vậy, họ đã thông qua lệnh trừng phạt gần nhất của LHQ bao gồm việc cấm các nước thành viên có hoạt động kinh doanh với Triều Tiên.

Các lệnh trừng phạt cũng cấm bán khí đốt tự nhiên cho Triều Tiên và mua hàng dệt may, một nguồn thu nhập chính của Bình Nhưỡng. LHQ còn yêu cầu các quốc gia khác hạn chế nguồn cung cấp nhiên liệu cho Triều Tiên.

Theo các biện pháp trừng phạt mới nhất của LHQ, Triều Tiên có thể thiệt hại tới 800 triệu USD mỗi năm vì bị cấm xuất khẩu hàng dệt may, và 500 triệu USD mỗi năm vì bị hạn chế xuất khẩu lao động.

Cuối tuần trước, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ cắt giảm việc cung cấp khí đốt và hạn chế xuất khẩusản phẩm dầu mỏ tinh chế, bắt đầu từ ngày 1.1 năm tới. Tuy nhiên, họ không đề cập đến việc có cung cấp dầu thô cho Triều Tiên hay không do dầu thô không nằm trong danh sách các mặt hàng bị hạn chế theo lệnh trừng phạt của LHQ.

Trung Quốc cũng đã cấm nhập khẩu than, sắt, quặng chì của Triều Tiên và hải sản từ đầu tháng 9. Vào tháng 8, Trung Quốc đã cấm các doanh nghiệpvà cá nhân Triều Tiên thành lập các công ty mới trên lãnh thổ của họ sau một loạt các biện pháp trừng phạt riêng.

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đằng sau việc Trung Quốc sốt sắng đóng cửa các doanh nghiệp Triều Tiên