Một đặc công Ấn Độ thiệt mạng tại khu vực biên giới phía bắc tranh chấp với Trung Quốc. Tình hình càng trở nên nóng khi Ân Độ điều một lượng quân lớn sang phía đông.

Đặc công Ấn Độ bị sát hại tại biên giới với Trung Quốc, căng thẳng lan sang đông

Anh Tú | 03/09/2020, 06:33

Một đặc công Ấn Độ thiệt mạng tại khu vực biên giới phía bắc tranh chấp với Trung Quốc. Tình hình càng trở nên nóng khi Ân Độ điều một lượng quân lớn sang phía đông.

Một binh sĩ gốc Tây Tạng thuộc lực lượng đặc công của Ấn Độ được cho là đã thiệt mạng trong cuộc đối đầu mới nhất tại biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên dãy Himalaya. Vụ việc làm dấy lên lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự quy mô hơn giữa hai cường quốc trong khu vực.

Chính phủ Ấn Độ chưa bình luận về việc binh sĩ thiệt mạng, nhưng Namgyal Dolkar Lhagyari, một thành viên của tổ chức Tây Tạng lưu vong, nói với hãng tin AFP hôm thứ ba 1.9 rằng người lính gốc Tây Tạng đã "hy sinhtrong cuộc đụng độ" vào tối thứ bảy, 29.8 nhưng Lhagyari không tiết lộ được tên người lính.

Bà Lhagyari còncho biết một thành viên khác của Lực lượng Đặc công Biên giới vốn nhiều người dân tộc Tây Tạng, cũng đã bị thương trong chiến dịch.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua, 2.9 cho biết không có binh sĩ Ấn Độ nào thiệt mạng trong đợt căng thẳng mới nhất ở biên giới hai nước.

Hai quốc gia đông dân nhất thế giới đã điều hàng chục nghìn binh sĩ tới khu vực tranh chấp kể từ vụ đụng độ đẫm máu hôm 15.6 khi hai bên ẩu đả với nhau bằng vũ khí thô sơ. Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ của họ đã thiệt mạng. Trung Quốc đã thừa nhận thương vong nhưng chưa đưa ra số liệu.

Sau cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất giữa hai nước trong 50 năm, cả hai bên đã đồng ý rút quân và để chỉ huy quân sự tại chỗ tổ chức 5 vòng đàm phán. Nhưng quân đội Ấn Độ trong tuần này cho biết Bắc Kinh đã từ chối thỏa thuận.

Tố cáo và khiêu khích

Trước đó, hôm thứ bảy tuần trước, 29.8, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết quân đội Trung Quốc đã "thực hiện các động tác quân sự khiêu khích nhằm thay đổi hiện trạng" tại biên giới.

Trong khi đó, phía Trung Quốc nói rằng Ấn Độ đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc" với các hoạt động vào hôm thứ hai 31.8 và yêu cầu quân đội Ấn Độ rút lui.

Nữ phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi cũng phủ nhận việc quân đội Trung Quốc gây sự trước mà cáo buộc quân đội Ấn Độ xâm phạm qua Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) và tiến hành "các hành động khiêu khích trắng trợn".

Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm 1.9 đã phản bác khi cho biết chính Trung Quốc đã châm ngòi vụ việc mới nhất "ngay trong lúc chỉ huy tại chỗ của hai bên đang thảo luận để giảm leo thang".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava cho biết: “Do có hành động phòng thủ kịp thời, phía Ấn Độ đã có thể ngăn chặn những nỗ lực nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng”.

Báo chí Ấn Độ dẫn nguồn tin quân sự cho biết quân đội Trung Quốc đã cố gắng chiếm các đỉnh đồi mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền xung quanh hô Pangong Tso, một hồ nước ở độ cao 4.200 mét so với mực nước biển.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết quân đội nước này "tiến hành các biện pháp nhằm củng cố các căn cứ và ngăn cản ý định đơn phương thay đổi hiện trạng của Trung Quốc".

Trong một tuyên bố hôm 1.9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang theo dõi chặt chẽ tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc và họ hy vọng có một giải pháp hòa bình.

Ấn Độ điều quânbảo vệ biên giới phía đông

Hôm qua, 2.9, một quan chức Ấn Độ nói với Reuters rằng New Delhi đã chuyển quân đến khu vực biên giới phía đông với Trung Quốc.

Việc Ấn Độ chuyển quân đến quận Anjaw, thuộc bang Arunachal Pradesh, mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, làm tăng thêm nguy cơ đối đấu giữa hai nước. Dù vậy, các quan chức chính phủ và quân đội ở Ấn Độ gắng loại trừ tình huống xấu này.

Ayushi Sudan, quan chức tại Anjaw cho biết: “Sự hiện diện quân sự chắc chắn đã tăng lên, nhưng không có báo cáo xác minh nào nói nó liên quan đến các cuộc xâm nhập”, Ayushi Sudan cũng cho biết thêm rằng một số tiểu đoàn quân đội Ấn Độ đã đóng quân ở đó.

Ngôi sao đỏ: Nơi xảy ra đụng độ đẫm máu 15.6 -Mũi tên đỏ: Nơi Ấn Độ điều quân đội tới

Bà Ayushi nói với Reuters qua điện thoại: "Việc triển khai quân đội đã được tăng cườngkể từ sự cố ở Galwan và thậm chí trước khi có vụ đó".

Bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ được Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng, là trung tâm của cuộc chiến biên giới toàn diện giữa Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 1962. Các nhà phân tích an ninh đã cảnh báo rằng nó có thể là ngòi nổ cho chiến tranh lần nữa.

Phát ngôn viên quân đội Ấn Độ, Trung tá Harsh Wardhan Pande, nói rằng không có lý do gì để lo ngại việc điều binh tới Anjaw vì quân đội đến khu vực này chỉ là một phần của sự luân chuyển thường xuyên.

Pande khẳng định: "Về cơ bản, các đơn vị đang hành quân. Điều đó xảy ra thường xuyên, không có gì phải bận tâm", kèm theo câu nhận xét: "Hiện tại, không có gì phải lo lắng về mặt trận đó".

Kể từ cuộc đụng độ đẫm máu tại biên giới vào tháng 6, ngày càng có nhiều lời kêu gọi ở Ấn Độ tẩy chay hàng hóa Trung Quốc. New Delhi đã nhiều lần cảnh báo rằng các mối quan hệ sẽ bị ảnh hưởng trừ khi quân đội Trung Quốc rút lui. Ấn Độ đã cấm ít nhất 49 ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc, gồm cả nền tảng video TikTok.

Anh Tú (theo Aljazeera)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
5 phút trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đặc công Ấn Độ bị sát hại tại biên giới với Trung Quốc, căng thẳng lan sang đông