Trước khi những vấn đề liên quan đến dự án vay 7.000 tỉ đồng thực hiện tuyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cái xảy ra, đã có hàng loạt các dự án hạ tầng liên tiếp gặp phải những sự cố với hậu quả và thiệt hại không hề nhỏ, và đó gần như đều là các dự án có dính líu đến Trung Quốc.

Đã đến lúc đoạn tuyệt với các dự án hạ tầng có dính líu đến Trung Quốc?

Nhàn Đàm | 10/08/2016, 11:52

Trước khi những vấn đề liên quan đến dự án vay 7.000 tỉ đồng thực hiện tuyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cái xảy ra, đã có hàng loạt các dự án hạ tầng liên tiếp gặp phải những sự cố với hậu quả và thiệt hại không hề nhỏ, và đó gần như đều là các dự án có dính líu đến Trung Quốc.

Câu chuyện vay 7.000 tỉ đồng theo hình thức ODA của Trung Quốc để xây dựng tuyến đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái có vẻ như đã sắp đến hồi kết, khi UBND tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất lên thủ tướng phương án giao cho địa phương làm chủ đầu tư dự án này, với nguồn vốn huy động từ các nhà đầu tư trong nước thay vì sử dụng nguồn vốn vay từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, trước khi xảy ranhững vấn đề liên quan đến dự án vay 7.000 tỉ đồng thực hiện tuyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cáithì đã có hàng loạt và liên tiếp các dự án hạ tầngdính líu đếnTrung Quốc đãxảy ra những sự cố với những hậu quả và thiệt hại không hề nhỏ.

Nguyên tắc “không quản lý được thì cấm” có thể không phù hợp với việc quản lý các ngành kinh tế trong nước, nhưngáp dụng vào lĩnh vựcnày lại khác. Phải chăng đã đến lúc Việt Nam cần đoạn tuyệt với các dự án hạ tầngcó sự tham gia của Trung Quốc do lợi bất cập hại, do những hệ lụy mà chúng mang lại?

Không phải ngẫu nhiên khi câu chuyện vay 7.000 tỉ đồng của Trung Quốc để thực hiện tuyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cái gây xôn xao dư luận và bịngười dân và các chuyên gia kinh tếphản đối quyết liệt. Theo thống kê, hầu hết các dự án hạ tầng trục trặc và có vấn đề trong nền kinh tế Việt Nam thời gian vừa qua, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và môi trường, đều là các dự án có sự dính líu củaTrung Quốc, từ nguồn vốn vay cho đến quá trình thi công, xây dựng.

Có thể kể đến những dự án điển hình như tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông bị đội vốn gấp nhiều lần và quá trình thi công chậm trễ, hoặc dự án nhà máy thép Thái Nguyên (TISCO) cũng chưa hoàn tất việc xây dựng trong khi có nguy cơ đội vốn lên tới 8.000-9.000 tỉ đồng.

Những dự án này đều có những điểm chung vốn được xem là đặc trưng trong cách làm ăn của các doanh nghiệp Trung Quốc, đó là bỏthầu thấp để thắng thầu, sau đótrong quá trình thi công thì dần nâng lên dẫn đến đội vốn ban đầu gấp nhiều lần, đồng thờitrì trệthi công để gây sức ép.

Cách làm việc không minh bạch và có phần gian dối như vậy là lý do khiếncác chuyên gia và người dân Việt Nam mất niềm tin đối vớicác dự án có dính líu đến nhà thầu Trung Quốc.

Hậu quả nghiêm trọng thứ hai là ô nhiễm môi trường. Theo thống kê, hầu hết các dự án hạ tầng và nhất là kỹ thuật của Trung Quốc đầu tư ở Việt Nam đều có công nghệ trung bình thấp, đồng nghĩa với nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất cao.

Hầu hết các dự án gây tai tiếng về ô nhiễm môi trường tại Việt Nam trong một vài tháng qua, đều là các dự án của Trung Quốc. Điển hình như sự cố vỡ đường ống dẫn hóa chất tại nhà máy Alumin Nhân Cơ do nhà thầu Trung Quốc là công ty Chalieco thi công; hay nhà máy giấy Lee & Man ở Hậu Giang đang có nhiều khả năng sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động vì nguy cơ gây ô nhiễm trầm trọng cho sông Hậu.

Và nguy cơ ô nhiễm môi trường quy mô lớn mới nhất được cảnh báo là hệ thống các nhà máy nhiệt điện tại đồng bằng sông Cửu Long, khi hiện có khoảng gần 20 nhà máy nhiệt điện sử dụng than tại khu vực này với tần suất phát thải rất cao. Hầu hết các nhà máy này đều do Trung Quốc thi công và cung ứng thiết bị, chủ yếu có công nghệ trung bình thấp.

Theo đánh giá của GS. Lauri Myllivirta của ĐH Harvard thì các nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam hiện nay đã phát thải lượng khí thải gấp 1,75 lần Trung Quốc, 3,5 lần Ấn Độ về khí SO2; ngoài ra còn cao gấp 4,5 lần cả Trung Quốc và Ấn Độ về lượng khí NOx. Nếu không cải tiến công nghệ và giảm thiểu số dự án nhiệt điện than, thì trong khoảng 15 năm tới bình quân mỗi năm sẽ có 25.000 người chết do ô nhiễm khói bụi từ các nhà máynhiệtđiện than.

Ngay cả những dự án sử dụng nguồn vốn vay từ Trung Quốc cũngđi kèm những hậu quả nghiêm trọng. Có thể kể ngay đến nguồn vốn vay 7.000 tỉ đồng để thực hiện tuyến cao tốc Vân Đồn-Móng Cái gây xôn xao dư luận những ngày qua, khi có không dưới hai bộ đều khẳng định nguồn vốn vay này thuộc diện có điều kiện khá ưu đãi do thuộc diện vay vốn ODA, nhưngthực tế lại hoàn toàn ngược lại.Theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), thì số tiền 7.000 tỉ đồng mà Trung Quốc cho Việt Nam vay được lấy ra từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc chứ không phải là hỗ trợ xuất nhập khẩu. Nghĩa là điều kiện đi kèm của khoản vay này là Việt Nam phải nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc.

Các thông tin mới được hé lộ cũng cho chúng ta thấy một cách rõ ràng hơn nguồn gốc và những điều kiện đi kèm khắc nghiệt của khoản vay 7.000 tỉ đồng này. Theo ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ KH&ĐT), thì nguồn gốc số vốn 300 triệu USD (7.000 tỉ đồng) xuất phát từ chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo Trung Quốc cách đây 6 năm, việc dùng vốn vào dự án nào do Việt Nam quyết định.

Theo ông Tiến, khoản vốn 300 triệu USD này có lãi suất cao, thời gian ân hạnngắn nên không dự án nào muốn nhận. Ngoài ra, Trung Quốc không cho vay tiền mặt mà viện trợ trên cơ sở dự án và vướng ở điều kiện sử dụng nhà thầu Trung Quốc.

Vì điều kiện vay quá khó khăn nên bất cứ dự án nào nhận khoản vay này đều phải đàm phán lại để kéo dài thời gian ân hạn vốn vay và hạ lãi suất. Nói cách khác, đây gần như là một khoản vay mang tính ép buộc với những điều kiện nặng nề hơn rất nhiều so với các khoản vốn vay ODA thông thường khác mà Trung Quốc ép Việt Nam phải chấp nhận, thay vì chúng ta là người chủ động như điều mà không ít Bộ cố gắng vẽ ra trong thời gian qua.

Với tất cả những hậu quả nghiêm trọng trong hàng loạt các dự án có sự liên quan của Trung Quốc kể trên, có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần xem xét đến việc đoạn tuyệt với các dự án thuộc dạng này.

Về lý thuyết, Việt Nam có thể cải thiện chất lượng các dự án có sự tham gia của Trung Quốc bằng cách đàm phán hiệu quả hơn và giám sát thi công tốt hơn, nhưng thực tế chúng ta đã rút sợi dây kinh nghiệm trong lĩnh vựcnày đã quá lâu mà vẫn không có sự cải thiện. Vì thế, cách khả dĩ nhất là chấm dứt các dự án có sự dính líu của Trung Quốc trước khi quá muộn.

Nhàn Đàm (theo CafeF, The Saigon Times)
Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đã đến lúc đoạn tuyệt với các dự án hạ tầng có dính líu đến Trung Quốc?