Thành phố Buôn Ma Thuột, ngày 3.7.2022, Bảo tàng Thế giới Cà phê và Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã tổ chức triển lãm chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông”. Nội dung triển lãm giúp khách tham quan có thể tìm hiểu trải nghiệm những bí ẩn về văn hóa cà phê như một cuộc “du ngoạn” qua những quốc gia, vùng lãnh thổ phương Đông từ Ethiopia, Ấn Độ, Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Cuộc dạo chơi cùng cà phê ở những vùng đất bí ẩn và thiêng liêng

T.N.L | 02/08/2022, 08:43

Thành phố Buôn Ma Thuột, ngày 3.7.2022, Bảo tàng Thế giới Cà phê và Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã tổ chức triển lãm chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông”. Nội dung triển lãm giúp khách tham quan có thể tìm hiểu trải nghiệm những bí ẩn về văn hóa cà phê như một cuộc “du ngoạn” qua những quốc gia, vùng lãnh thổ phương Đông từ Ethiopia, Ấn Độ, Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

hinh-1.jpg
Nghi lễ cà phê của người Ethiopia trong lãm Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông được phục dựng và thu hút rất nhiều khách trải nghiệm

Theo nội dung của triển lãm chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông”, khi nghiên cứu về lịch sử, cội nguồn, văn hóa cà phê trên khắp thế giới, Trung Nguyên Legend nhận thấy rằng: cà phê có nguồn gốc ở từ Ethiopia và phát triển, hình thành nền văn minh cà phê Ottoman (phương Đông) rồi du nhập và phát triển bởi phương Tây tạo nên nền văn minh cà phê Roman. Từ đây người phương Tây lại mang cà phê trở về phương Đông trồng trọt tạo ra những vùng nguyên liệu rộng lớn, cung ứng cho nhân loại một loại thức uống năng lượng không thể thiếu trong đời sống. Sự dịch chuyển, phát triển, rồi quay về ấy có thể đúc kết rằng: cà phê đã sinh ra, phát triển như một vòng tuần hoàn từ Đông sang Tây rồi lại quay trở về nguồn cội, tìm kiếm văn minh phương Đông.

Nhân loại đã coi phương Tây là văn minh đỉnh cao cần học hỏi, nhưng khi sự thay đổi, phát triển đạt đến một “ngưỡng” nhờ những phát minh, nhờ khoa học, bên những tách cà phê, con người lại có những cuộc hành hương âm thầm tìm về “một địa đàng đã mất”. Bằng những nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử học, các nhà khoa học, các học giả hàng đầu lại đang tìm đến những quan niệm, phong thái sống, các giá trị, ý nghĩa về đời sống Đông phương bị lãng quên, hoặc từ khi nào đó đã không có trong văn hóa, đời sống Tây phương. Và trong hoàn cảnh nào, cà phê cũng xuất hiện trong hành trình tìm kiếm đó…

hinh-2.jpg
Không gian trải nghiệm Thiền cà phê khác biệt và độc đáo

Thời gian diễn ra triển lãm Chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông” từ ngày 31.7.2022 đến 30.9.2022 nhằm đem đến hành trình khám phá những giá trị nhân văn, nhân bản của cà phê ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiêu biểu đã góp phần tạo nên nền văn minh phương Đông thiêng liêng, bí ẩn, trong đó có thành phố Buôn Ma Thuột của Tây Nguyên (Việt Nam) cùng hành trình hiện thực hóa xây dựng Thủ phủ cà phê toàn cầu của Trung Nguyên Legend.

Trong khuôn khổ thời gian diễn ra triển lãm chuyên đề “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông” du khách sẽ được khám phá, trải nghiệm văn hóa cà phê của nhiều quốc gia như: Ethiopia, Ấn Độ, Nhật Bản…. mà đặc biệt nhất là Việt Nam. Điểm nhấn trong triển lãm là khu trưng bày Thiền cà phê hội tụ tinh hoa các triết lý, lối sống trong văn hóa phương Đông do Trung Nguyên Legend sáng tạo và du khách có thể trải nghiệm hàng tuần. Tại Lễ khai mạc triển lãm Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên Linh Nga Niê Kđăm chia sẻ: “Với không gian sắp đặt, trưng bày triển lãm mở khách tham quan không chỉ được nghe, nhìn mà còn có thể tương tác chạm để tìm hiểu về nội dung triển lãm. Điều đặc biệt là khách tham quan luôn tìm thấy sự mới mẻ, khác biệt. Các hoạt động trải nghiệm như nghi lễ cà phê của người Ethiopia, Thiền cà phê tại triển lãm thu hút rất nhiều khách quan tâm vì sự mới mẻ, độc đáo”.

hinh-3.jpg
Một góc trưng bày về Cà phê Nhật Bản tại triển lãm “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông”

Ngoài bộ sưu tập hàng nghìn hiện vật giá trị giúp du khách có thể tìm hiểu được lịch sử cà phê từ khi cà phê được tìm thấy khoảng thế kỷ thứ 9 đến hiện tại, Bảo tàng thế giới Cà phê luôn tổ chức định kỳ các triển lãm chuyên đề về cà phê được giới chuyên gia đánh giá cao. Tiêu biểu có thể kể đến như: “Lịch sử Cà phê thế giới”; “Cà phê: thần dược cho não – thần dược cho sáng tạo”; “Cà phê – Năng lượng của nền kinh tế tri thức”; “Cà phê – năng lượng của tinh thần chiến binh”; “Cà phê - Hành trình khám phá những giá trị nhân văn”; “Cà phê - năng lượng sáng tạo của nghệ thuật”,... Không chỉ giới thiệu về lịch sử cà phê thế giới mà tại đây còn có nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật thường niên giúp bảo tàng trở thành trung tâm sáng tạo, phát triển văn hóa cộng đồng của Tây Nguyên dành cho mọi lứa tuổi với nhiều hoạt động bất ngờ, thú vị như: lễ dâng cúng cà phê của người Ê-đê bản địa;…được phục dựng; show nghệ thuật trình diễn pha chế ba nền văn minh cà phê với công nghệ 3D mapping; vở vũ kịch “Chuyện kể 3 nền văn minh cà phê” được rất nhiều du khách tới Buôn Ma Thuột tham gia trải nghiệm vì sự độc đáo, khác biệt, duy nhất trên thế giới.

Vào đầu năm 2022, tạp chí hàng đầu thế giới National Geographic ca ngợi Bảo tàng Thế giới Cà phê trên chuyên trang du lịch tiếng Tây Ban Nha với thông điệp “nơi du khách có thể đắm chìm hoàn toàn trong văn hóa cà phê”. Đây không phải lần đầu tiên Bảo tàng Thế giới Cà phê được các hãng thông tấn quốc tế ca ngợi. Kể từ khi khai trương đón khách vào cuối năm 2018, Bảo tàng Thế giới Cà phê đã được hàng chục kênh truyền thông quốc tế, uy tín trên thế giới nói là: “Là bảo tàng sống lớn nhất – sống động và độc đáo nhất” (AP); “Là 6/17 đến tốt nhất khi tới Việt Nam” (Tạp chí du lịch của Anh, Wanderlust); ART TV (truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ)… Thông tin thêm về triển lãm “Cà phê ở những vùng đất thiêng phương Đông” vui lòng xem tại:

𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤: Bảo tàng Thế giới Cà phê

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc dạo chơi cùng cà phê ở những vùng đất bí ẩn và thiêng liêng