Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 15, các đại biểu cho ý kiến về dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Cử tri đề nghị Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù cho TP.HCM

Tú Viên | 22/05/2023, 16:35

Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 15, các đại biểu cho ý kiến về dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Trong kiến nghị gửi tới QH, cử tri TP.HCM đề nghị QH xem xét cơ chế đặc thù cho TP, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ cán bộ, công chức TP dám nghĩ dám làm và phải được bảo vệ nếu việc làm đó có thể trái quy định nhưng đem lại lợi ích, được tập thể, nhân dân ủng hộ. Người dân TP rất lo lắng vì TP nhiều năm từ đơn vị đi đầu trong cả nước tăng trưởng GDP, hiện nay lại là đơn vị tăng trưởng thấp nhất cả nước vì tâm lý sợ làm sai nên ảnh hưởng nhiều tới chất lượng công việc, ảnh hưởng đến sự phát triển của TP.

Cử tri TP kiến nghị QH quan tâm trong công tác lập pháp, hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó có cơ chế về phát triển TP.Thủ Đức; cơ chế cho TP.HCM chủ động trong việc sắp xếp biên chế với đặc thù riêng của TP đông dân nhất nước…

cac-dai-bieu_1.jpeg
Quốc hội họp phiên khai mạc sáng 22.5 - Ảnh: Thành ủy TP.HCM

Về tình hình phát triển kinh tế, cử tri TP cho rằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, QH, Ủy ban Thường vụ QH và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã điều hành quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng trong điều kiện vừa lo kiềm chế dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn tạo nhiều điểm sáng tích cực.

Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà đạt được nhiều kết quả quan trọng, khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”… Cử tri TP đồng tình ủng hộ Đảng và Nhà nước trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực; đánh giá cao việc kiên quyết xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các tập thể, cá nhân vi phạm thời gian gần đây, đặc biệt là đối với những người giữ cương vị cao trong bộ máy của Đảng, Nhà nước ở cả trung ương và địa phương.

Cử tri TP kiến nghị QH, Ủy ban Thường vụ QH sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó cần quy định rõ việc kiểm tra, giám sát cũng như trách nhiệm pháp lý của các chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình giao thông không đảm bảo chất lượng kiểm định, không đảm bảo an toàn giao thông đường bộ dẫn đến tai nạn.

Góp ý Luật Đất đai (sửa đổi), cử tri TP đánh giá cao nội dung của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều tiến bộ, giải quyết những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Luật Đất đai, phù hợp với các quan điểm, đường lối của Đảng và Hiến pháp.

Đa số ý kiến người dân, doanh nghiệp TP quan tâm đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất, việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, tách thửa, các trường hợp thỏa thuận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… Cử tri đề nghị dự thảo luật cần có quy định xử lý tình trạng quy hoạch kéo dài, không triển khai thực hiện, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của người đang sử dụng đất.

Cử tri cho rằng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần đánh giá sự phù hợp giữa Luật Đất đai và các luật khác có liên quan như: Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Cư trú… các quy định cần cụ thể, tránh tình trạng quy định chung chung sau đó quy định giao Chính phủ, các bộ ngành hướng dẫn, dễ dẫn đến việc chồng chéo, thậm chí không thống nhất theo tinh thần của Luật Đất đai.

Cử tri đề nghị Bộ Tài nguyên - Môi trường sửa đổi quy định về thực hiện kế hoạch sử dụng đất hằng năm phải dựa trên thực tế nhu cầu người dân, để cho cá nhân được chuyển đổi không cần phải đăng ký theo kế hoạch (vì luật không quy định); chỉ quy định đất tổ chức và đất dự án, phải chờ TP thông qua kế hoạch vì liên quan đến việc quy hoạch các khu đất lớn và ảnh hưởng nhiều đến xã hội.

Cùng với đó, cử tri cũng đề nghị dự thảo luật không thay đổi quy định về thẩm quyền xử lý tranh chấp đất đai như trước nhưng cũng có nhiều ý kiến ngược lại, cho rằng giải quyết tranh chấp tại cơ quan tòa án là xu hướng quốc tế, cơ quan hành chính chỉ tập trung quản lý nhà nước. Các ý kiến đóng góp của nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần được tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và được nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện trong thời gian tới.

Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cử tri đề nghị Quốc hội xem xét cơ chế đặc thù cho TP.HCM