Ngày 22.12, HĐXX TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét hỏi các bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (viết tắt là Công ty Liên Kết Việt).

Công ty ‘phát triển quá nhanh’, cựu nhân viên Liên Kết Việt hưởng lợi tiền tỉ

Nhã Thanh | 22/12/2020, 18:30

Ngày 22.12, HĐXX TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét hỏi các bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (viết tắt là Công ty Liên Kết Việt).

Giữ vai trò đồng phạm giúp sức cho “trùm” đa cấp Liên Kết Việt, bị cáo Nguyễn Xuân Trường bị cáo buộc tổ chức đào tạo kỹ năng thuyết trình, chăm sóc phát triển hệ thống nhà phân phối tại văn phòng Hà Nội và các tỉnh; hưởng lợi 4 tỉ đồng trong 13 tháng. Tuy nhiên, tại phiên tòa, bị cáo Trường liên tục phủ nhận việc thuyết trình sai lệch về công ty và chính sách trả thưởng.

Về phần mình, Phó tổng giám đốc Liên Kết Việt - bị cáo Nguyễn Thị Thủy cho biết nhiệm vụ của mình là trả lời khách hàng về sản phẩm, công ty và chính sách trả thưởng dựa vào thông tin Chủ tịch cung cấp và chỉ đạo, song không giữ bất cứ chức vụ gì.

Bên cạnh đó, bị cáo Thủy cũng khẳng định việc mua hàng là do khách hàng tự nguyện, bản thân không tác động, không thuyết phục và cũng không trực tiếp thu tiền. Tuy nhiên, theo cáo buộc của VKS, với mỗi khách đăng ký mã hàng 7 triệu đồng, Thủy được trích hưởng 90.000 đồng, cộng với hoa hồng và các loại tiền thưởng khác, tổng cộng chiếm hưởng 38 tỉ đồng trong 17 tháng, trung bình mỗi tháng nhận 2,2 tỉ đồng.

131946810_326137075073222_613811242984873514_n.jpg
Các bị cáo tại phiên xét xử 

Nhờ nhà sư làm giả quyết định, bằng khen

Theo cáo buộc, dù có giấy phép kinh doanh bán hàng đa cấp nhưng Lê Xuân Giang (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Liên kết Việt) không thu hút được nhiều người mua hàng, doanh thu bán hàng thấp.

Tháng 10.2014, Giang gặp nhà sư Phạm Văn Út (SN 1972), tu tại chùa Linh Sơn, TP.HCM, đặt nhà sư này làm giả các quyết định, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Công ty Liên Kết Việt, Công ty BQP (hai công ty đều do Giang thành lập) và một số cá nhân của công ty.

Sau khi Phạm Văn Út làm xong các quyết định và bằng khen giả nói trên, Giang chỉ đạo tổ chức đón nhận rầm rộ tại các buổi tôn vinh, nhằm khuếch trương hình ảnh, đánh lừa các các bị hại để họ nhầm tưởng Công ty Liên kết Việt là công ty kinh doanh đúng pháp luật, có lợi nhuận cao, có nhiều đóng góp cho Nhà nước.

Theo lời khai của bị cáo Giang tại tòa, để có được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bị cáo đã nhờ nhà sư Phạm Văn Út làm giả. Do thiếu hiểu biết, sau đó bị cáo tổ chức hoành tráng việc đón nhận bằng khen.

9a8395fe4e59bf07e648-160854683-6015-6205-1608547237.jpg
Bị cáo Lê Xuân Giang khai báo trước tòa

“Phát triển quá nhanh, ngoài sức tưởng tượng”

Trả lời HĐXX, bị cáo Lê Xuân Giang khai khi đóng 7 triệu đồng, khách hàng nhận một máy khử trùng ozone và một số sản phẩm thực phẩm chức năng. Ban đầu, mô hình hoạt động bình thường, lượng khách hàng nhỏ, chỉ vài trăm người, công ty của Giang xuất hàng hóa cho khách và trả hoa hồng theo cam kết.

Nhưng càng về sau, theo bị cáo, người tiêu dùng thấy mô hình kinh doanh này hay vì “vừa được mang hàng về dùng, còn được hưởng hoa hồng, thấy sản phẩm tốt, nên công ty phát triển quá nhanh, ngoài trình độ quản lý và sức sức tưởng tượng”, nên bị cáo lúng túng không biết cách kiểm soát.

Theo đó, Liên Kết Việt đã chi 65% tổng số tiền thu được từ các bị hại để chi trả hoa hồng, tức là cao hơn 25% so với quy định. Theo bị cáo, các đề xuất tăng phần trăm hoa hồng đều do 2 Phó tổng giám đốc Lê Văn Tú và Nguyễn Thị Thủy xây dựng và ký nháy, Giang sau đó chỉ ký phê duyệt.

Bài liên quan
Xét xử vụ Liên Kết Việt: Tòa án triệu tập hơn 6.000 bị hại
Trong phiên xử ngày 21.12 tới đây, Tòa án đã triệu tập hơn 6.000 bị hại và nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tham dự phiên tòa.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công ty ‘phát triển quá nhanh’, cựu nhân viên Liên Kết Việt hưởng lợi tiền tỉ