Volocopter, công ty khởi nghiệp hàng không của Đức, hiện đang nhận đặt chỗ cho các chuyến trên mẫu taxi bay bằng điện 18 cánh quạt của mình. Đây là lần đầu tiên công chúng được mời tham gia trên phương tiện cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) chạy bằng điện của công ty.

Công ty khởi nghiệp Đức sắp triển khai dịch vụ taxi bay

19/09/2020, 15:30

Volocopter, công ty khởi nghiệp hàng không của Đức, hiện đang nhận đặt chỗ cho các chuyến trên mẫu taxi bay bằng điện 18 cánh quạt của mình. Đây là lần đầu tiên công chúng được mời tham gia trên phương tiện cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) chạy bằng điện của công ty.

Mẫu taxi bay hoạt động bằng điện của Volocopter - Ảnh: The Verge

Volocopter không tiết lộ chính xác địa điểm hoặc thời gian các chuyến bay sẽ diễn ra. Theo người phát ngôn của công ty, các chuyến bay sẽ thực hiện “trong vòng 12 tháng” sau khi Volocopter ra mắt thương mại, dự kiến ​​trong 2-3 năm tới. Về địa điểm, Volocopter đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm ở Singapore, Helsinki, Dubai và trụ sở chính ở Bruchsal, Đức, vì vậy nơi được chọn có thể nằm trong số đó.

Giá vé cho mỗi hành khách là 355 USD và có thể đặt trước với khoản đặt cọc 10%. Tuy nhiên, Volocopter chỉ nhận 1.000 suất đặt chỗ cho chuyến bay có thời gian giới hạn khoảng 15 phút.

Giám đốc thương mại Christian Bauer của Volocopter cho biết: “Trong khi giấy chứng nhận cuối cùng cho taxi bay vẫn đang chờ xử lý, chúng tôi đã có một kế hoạch chi tiết để triển khai các chuyến bay thương mại trong 2-3 năm tới. Những khách hàng đặt trước dịch vụ có thể nhận được cập nhật mới nhất về tiến độ và kế hoạch ra mắt thương mại”.

Volocopter gần đây đã giới thiệu taxi bay bằng điện cùng với trạm hạ cánh tạm thời VoloPort tại một hội thảo công nghệ ở Singapore. Mẫu taxi bay 2X của Volocopter là một máy bay đa năng nhỏ trang bị 18 cánh quạt, được chế tạo để chở một hành khách khi tắc đường. Thay vì di chuyển giữa các thành phố, Volocopter tập trung vào lưu thông giữa các địa điểm.

Năm ngoái, Volocopter đã huy động được 55,3 triệu USD trong vòng tài trợ do Geely, công ty mẹ Trung Quốc của Volvo Cars dẫn đầu. Ngoài ra, Geely còn liên doanh với Volocopter để đưa máy bay của công ty khởi nghiệp này đến Trung Quốc. Các nhà đầu tư khác bao gồm Daimler, công ty mẹ của Mercedes-Benz và Intel.

Trước đây, phương tiện bay điện rất khó thương mại hóa do hoạt động bay đòi hỏi nguồn năng lượng lớn mà công nghệ pin hiện nay không thể cung cấp tỷ số công suất - trọng lượng cần thiết để cất cánh. Đó có thể là lý do Volocopter hướng tới vận hành phương tiện trên quãng đường ngắn. Mẫu taxi bay 2X có thể bay trong 30 phút với tầm hoạt động tối đa 27 km.

Long Hải (theo The Verge)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công ty khởi nghiệp Đức sắp triển khai dịch vụ taxi bay