Làn sóng COVID-19 thứ nhất qua đi là một vấn đề lớn mà những đơn vị phát triển vắc xin phải đối mặt. Chính sách phong tỏa cùng giãn cách xã hội ở châu Âu, Mỹ phát huy tác dụng khiến dịch bệnh không lây lan đủ rộng rãi để triển khai thử nghiệm.

Công tác thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 gặp khó

02/06/2020, 08:25

Làn sóng COVID-19 thứ nhất qua đi là một vấn đề lớn mà những đơn vị phát triển vắc xin phải đối mặt. Chính sách phong tỏa cùng giãn cách xã hội ở châu Âu, Mỹ phát huy tác dụng khiến dịch bệnh không lây lan đủ rộng rãi để triển khai thử nghiệm.

Vắc xin ngừa COVID-19 được phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có - Ảnh: Getty Images

Nỗ lực dập tắt đại dịch nguy hiểm như COVID-19 rất cần đến vắc xin. Nhiều quốc gia chấp nhận bỏ ra hàng tỉ USD cho công tác phát triển vắc xin và một vài ứng viên triển vọng đã lộ diện.

Nhưng thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn vắn xin ngừa một căn bệnh hoàn toàn mới là việc rất phức tạp. Có được kết quả chính xác lúc thử nghiệm trong thời điểm dịch diễn biến thất thường đã khó, lúc dịch qua đi còn khó hơn.

Theo chuyên gia dược Ayfer Ali thuộc đại học Warwick (Anh): “Thử nghiệm đòi hỏi nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Nếu virus tạm thời bị loại bỏ thì mọi chuẩn bị đều vô ích. Giải pháp khả thi là tìm đến nơi dịch bệnh đang lây lan mạnh chẳng hạn như Brazil hay Mexico hiện tại”.

Quy trình thử nghiệm diễn ra như sau: chia ngẫu nhiên người tham gia thành nhóm điều trị và nhóm đối chứng. Nhóm điều trị được tiêm vắc xin còn nhóm đối chứng nhận “vắc xin giả”. Tất cả sau đó quay lại cộng đồng nơi dịch đang lây lan, tỷ lệ nhiễm bệnh chính là cơ sở đánh giá hiệu quả. Kết quả được kỳ vọng là tỷ lệ ở nhóm đối chứng cao hơn – chứng tỏ vắc xin có khả năng bảo vệ nhóm điều trị.

Châu Âu, Mỹ đều đã qua đỉnh dịch nên giới khoa học phải đến điểm nóng mới tìm kiếm tình nguyện viên tham gia thử nghiệm - Ảnh: Euronews

Nay châu Âu, Mỹ đều đã qua đỉnh dịch với tỷ lệ lây lan giảm, giới khoa học phải đến điểm nóng mới - quốc gia vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng - tìm kiếm tình nguyện viên tham gia thử nghiệm.

Tình huống tương tự từng xảy ra khi các nhà khoa học cố gắng phát triển vắc xin ngừa Ebola bùng phát năm 2014 tại Tây Phi. Thử nghiệm lúc số ca bệnh giảm dần buộc họ phải giảm quy mô.

Trong số ứng viên bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người có vắc xin của công ty Moderna và vắc xin phát triển bởi đội ngũ đại học Oxford do công ty AstraZeneca tài trợ. Mỹ dự định triển khai thử nghiệm 20.000 - 30.000 người cho mỗi loại vắc xin.

Giám đốc Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) Francis Collins cho biết trước hết sẽ ưu tiên tìm tình nguyện viên trong nước, đồng thời cân nhắc tìm ở nước ngoài nếu tỷ lệ lây lan nội địa quá thấp.

Theo ông Collins: “Châu Phi đang bắt đầu ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19. Chúng tôi có thể thực hiện một phần thử nghiệm ở đó”.

Giáo sư Adrian Hill - thành viên đội ngũ đại học Oxford phát triển vắc xin - vốn dĩ muốn tuyển 10.000 tình nguyên viên từ Anh, nhưng thử nghiệm ở đảo quốc sương mù đứng trước nguy cơ không thực hiện được vì tỷ lệ lây lan bệnh giảm.

Cẩm Bình (theo Reuters)

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công tác thử nghiệm vắc xin ngừa COVID-19 gặp khó