Hàng trăm công nhân đã tham gia biểu tình tại nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, trong đó một số người đàn ông đập vỡ camera giám sát và cửa sổ, theo đoạn video đăng tải trên mạng xã hội.

Công nhân đập phá camera, cửa sổ để đòi tiền thưởng ở nhà máy iPhone lớn nhất thế giới

Sơn Vân | 23/11/2022, 18:38

Hàng trăm công nhân đã tham gia biểu tình tại nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, trong đó một số người đàn ông đập vỡ camera giám sát và cửa sổ, theo đoạn video đăng tải trên mạng xã hội.

Những hình ảnh trong video đánh dấu tình trạng bất ổn tại nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu (Trung Quốc). Lý do vì công nhân thất vọng với các quy tắc kiểm soát COVID-19 cực kỳ khắc nghiệt cũng như việc xử lý tình huống không hiệu quả của Foxconn, hãng sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới và nhà cung cấp hàng đầu cho Apple.

Nguyên nhân cho các cuộc biểu tình, diễn ra vào đầu ngày 23.11, dường như do kế hoạch trì hoãn việc thanh toán tiền thưởng, nhiều người cho biết trên các nguồn cấp dữ liệu livestream. "Hãy trả công cho chúng tôi!" là lời hô vang của các công nhân. 

Bất mãn về các quy tắc cách ly nghiêm ngặt, Foxconn không có khả năng dập dịch và điều kiện ăn ở tồi tệ, đã khiến nhiều công nhân phải trốn khỏi nhà máy kể từ khi Foxconn áp dụng hệ thống khép kín tại nơi đây vào cuối tháng 10. Theo quy trình hoạt động khép kín, công nhân sống và làm việc tại chỗ cách biệt với bên ngoài.

Các cựu công nhân ước tính có hàng ngàn người đã bỏ trốn khỏi khuôn viên nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu. Trước tình hình bất ổn, nhà máy này đã cố gắng tuyển dụng thêm 100.000 người để khôi phục hoàn toàn năng lực sản xuất iPhone. Để giữ chân nhân viên và thu hút thêm nhân công, Foxconn đưa ra các khoản tiền thưởng và mức lương cao hơn.

Trong các đoạn video, các công nhân đã chia sẻ về việc họ không chắc chắn liệu có được ăn khi bị cách ly không, hoặc phàn nàn rằng không có đủ biện pháp để ngăn chặn dịch bùng phát.

cong-nhan-dap-pha-camera-cua-so-doi-tien-thuong-o-nha-may-iphone-lon-nhat-the-gioi.jpg
Một nhóm người vượt qua hàng rào bị đổ sập sau cuộc biểu tình tại nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu

Hai nguồn tin có hiểu biết về vấn đề này nói đã có các cuộc biểu tình tại khuôn viên nhà máy Trịnh Châu nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết. Họ từ chối tiết lộ danh tính vì không được phép nói chuyện với giới truyền thông.

Foxconn và Apple không trả lời khi được đề nghị bình luận về chuyện trên.

"Rõ ràng là việc sản xuất theo quy trình khép kín ở Foxconn chỉ giúp ngăn chặn SARS-CoV-2 lây lan ra thành phố, chứ không thể làm gì, nếu không muốn nói là thậm chí còn tồi tệ hơn với các công nhân trong nhà máy", Aiden Chau thuộc China Labour Bulletin, nhóm vận động có trụ sở tại Hồng Kông, nhận xét.

Tính đến chiều 23.11, hầu hết video công nhân bày tỏ sự bất bình ở nhà máy Foxconn trên Kuaishou, nền tảng truyền thông xã hội nơi Reuters xem lại nhiều video, đã bị gỡ xuống.

Kuaishou không trả lời câu hỏi từ Reuters.

Các biện pháp ngăn chặn dịch và sự bất mãn của công nhân đã ảnh hưởng đến sản xuất. Tháng trước, Reuters báo cáo rằng sản lượng iPhone tại nhà máy ở Trịnh Châu có thể giảm tới 30% trong tháng 11 do các hạn chế về COVID-19.

Foxconn là nhà sản xuất iPhone lớn nhất của Apple, chiếm 70% lượng iPhone xuất xưởng trên toàn cầu. Công ty Đài Loan sản xuất hầu hết điện thoại tại nhà máy ở Trịnh Châu, dù có các địa điểm sản xuất nhỏ hơn ở Ấn Độ và miền nam Trung Quốc. Cổ phiếu của Foxconn đã giảm 2% kể từ khi tình hình bất ổn xuất hiện vào cuối tháng 10.

Foxconn đang thu hút nhân viên mới cho dây chuyền lắp ráp iPhone tại nhà máy ở Trịnh Châu với mức lương và tiền thưởng cao hơn. Lúc cao điểm, cơ sở này sử dụng tới 300.000 công nhân trong dây chuyền lắp ráp.

Nhà máy Foxconn đã công bố các ưu đãi cho các nhân viên sẵn sàng tiếp tục làm việc trong những tháng tới, khi phải gấp rút hoàn thành các đơn đặt hàng mùa cao điểm.

Đơn vị sản xuất iPhone của nhà máy này hứa sẽ có khoản thưởng duy trì lên tới 8.000 nhân dân tệ (1.100 USD) cho các công nhân làm việc đến ngày 6.3.2023, theo một bài đăng trên tài khoản WeChat chính thức của đơn vị. Chính sách này chỉ áp dụng cho công nhân bán thời gian đã được nhà máy tuyển dụng. Những người trực tiếp sản xuất iPhone sẽ được trả nhiều hơn.

Ngoài ra, Foxconn sẽ thưởng từ 3.000 - 10.000 nhân dân tệ cho những người lao động toàn thời gian và bán thời gian đáp ứng một số yêu cầu về ngày làm việc vào tháng 12, theo bài đăng khác trên WeChat.

Foxconn thường khen thưởng những công nhân ở lại làm việc lâu hơn, đặc biệt là trong mùa cao điểm. Vào tháng 9, Foxconn đã đưa ra khoản tiền thưởng lên tới 8.000 nhân dân tệ cho những công nhân sẽ ở lại hơn 90 ngày.

Sau khi nhiều công nhân bỏ về quê cách đây ba tuần, nhà máy ở Trịnh Châu đã tăng gấp bốn lần “tiền thưởng chuyên cần” hàng ngày vào tháng 11 lên 400 nhân dân tệ, nâng phần thưởng mà công nhân có thể nhận được cuối tháng lên hơn 15.000 nhân dân tệ.

Chính quyền tỉnh Hà Nam cũng tham gia đợt tuyển dụng công nhân cho nhà máy này bằng cách tập hợp các cán bộ địa phương và cựu chiến binh quân đội Trung Quốc đến làm việc tại Foxconn. Công ty Đài Loan là nhà tuyển dụng lớn và đóng thuế quan trọng ở tỉnh Hà Nam.

Văn phòng các vấn đề cựu chiến binh ở quận Trường Cát, thành phố Hứa Xương, tỉnh Hà Nam đã đăng bức thư ngỏ kêu gọi các binh sĩ Trung Quốc đã nghỉ hưu tham gia vào việc sản xuất iPhone tại nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu.

Foxconn yêu cầu các ứng viên phải kiểm tra sức khỏe và cách ly 4 ngày trong khu vực quan sát được chỉ định trước khi vào làm ở dây chuyền lắp ráp.

Một số công nhân rời nhà máy vào cuối tháng trước cho biết không muốn trở lại và cũng thuyết phục bạn bè không tham gia. Họ nghi ngờ rằng tiền thưởng thực tế sẽ ít hơn so với hứa hẹn hoặc bị chậm trễ, bởi Foxconn nghiêm ngặt trong việc đo lường sự tham gia và hiệu suất. Họ cũng bày tỏ lo ngại rằng một số công nhân phải sống trong ký túc xá với các đồng nghiệp nhiễm SARS-CoV-2.

Foxconn cho biết trên tài khoản WeChat chính thức rằng chính quyền địa phương đã triển khai khoảng 2.000 nhân viên để tiến hành khử trùng tại 11 khu ký túc xá, 10 tòa nhà nhà máy, 9 căn tin và các khu vực công cộng khác.

Là nhà lắp ráp iPhone lớn nhất, khả năng Foxconn tiếp tục hoạt động bình thường cũng có ý nghĩa quan trọng với vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của Apple.

Ngày 13.10: Trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 gia tăng ở Trịnh Châu, Foxconn đặt 200.000 công nhân của nhà máy dưới sự quản lý khép kín - một hệ thống nơi nhân viên sống và làm việc tại chỗ cách biệt với thế giới bên ngoài.

Ngày 21.10: Foxconn thắt chặt các hạn chế tại nhà máy nhưng cho biết hoạt động sản xuất vẫn bình thường.

Ngày 30.10: Nhiều công nhân nhập cư đã bắt đầu rời khỏi khuôn viên nhà máy và trở về quê. Các thành phố ở miền trung Trung Quốc vội vàng lên kế hoạch cách lý họ vì lo ngại có thể bùng phát dịch.

Ngày 31.10: Reuters đưa tin sản xuất iPhone có thể sụt giảm tới 30% tại nhà máy này vào tháng 11 do hạn chế COVID-19 chặt chẽ hơn, theo một người có kiến ​​thức trực tiếp về vấn đề này.

Ngày 1.11: Foxconn thông báo đã tăng gấp bốn lần tiền thưởng cho công nhân tại nhà máy khi tìm cách dập tắt sự bất bình về các quy định COVID-19 và giữ chân nhân viên.

Ngày 2.11: Khu Kinh tế Sân bay Trịnh Châu, nơi có nhà máy Foxconn, phải phong tỏa 7 ngày.

Ngày 7.11: Apple cho biết dự kiến ​​sẽ các mẫu iPhone 14 Pro và Pro Max xuất xưởng thấp hơn so với dự kiến trước đó sau khi cắt giảm sản lượng đáng kể tại nhà máy ở Trịnh Châu, làm giảm triển vọng bán hàng cho mùa lễ cuối năm bận rộn.

Ngày 9.11: Nhà máy ở Trịnh Châu vẫn tiếp tục phải cô lập các hoạt động và nhân viên bất chấp việc phần còn lại Khu Kinh tế Sân bay Trịnh Châu được dỡ bỏ lệnh phong tỏa.

Ngày 10.11: Foxconn cho biết dự kiến ​​doanh thu từ smartphone sẽ giảm trong quý 4 và đang điều chỉnh sản xuất để tránh ảnh hưởng đến các đơn đặt hàng trong dịp lễ.

Ngày 23.11: Video trên mạng xã hội về cuộc biểu tình cho thấy những người đàn ông cầm gậy đập vỡ camera giám sát và cửa sổ. Nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình dường như do kế hoạch trì hoãn việc trả tiền thưởng.

Bài liên quan
Apple bị kiện vì cài đặt quyền riêng tư không ngăn iPhone thu thập dữ liệu người dùng
Apple hiện là bị đơn trong một vụ kiện tập thể từ người dùng iPhone vì cáo buộc công ty Mỹ thu thập dữ liệu người dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nhân đập phá camera, cửa sổ để đòi tiền thưởng ở nhà máy iPhone lớn nhất thế giới