Cổ phiếu ngân hàng đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, trước kỳ vọng Nghị quyết xử lý nợ xấu sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 21.6 tới.

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh chờ cơ chế mới để xử lý nợ xấu

Phan Diệu | 17/06/2017, 09:06

Cổ phiếu ngân hàng đã tăng mạnh trong những tuần gần đây, trước kỳ vọng Nghị quyết xử lý nợ xấu sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 21.6 tới.

Ngân hàng sẵn sàng bán nợ xấu

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC), Nghị quyết xử lý nợ xấu được coi là bước quan trọng thực sự, tác động tới việc xử lý cuộc khủng hoảng nợ xấu đã bao trùm ngành ngân hàng kể từ năm 2012.

Từ nghị quyết này, nhiều ngân hàng sẽ có thể hoạt động bình thường trở lại từ năm 2018 trở đi. Nghị quyết xử lý nợ xấu cũng sẽ giúp các ngân hàng chuẩn bị cho Basel 2 sẽ được áp dụng từ năm 2020.

HSC cho rằng Ngân hàng Nhà nước cũng như ban soạn thảo đang hy vọng Quốc hội sẽ sớm thông qua nghị quyếtvì đang có động lực lớn đối với việc tìm ra một giải pháp xử lý phần nợ xấu còn lại. Trong khi đó, VAMC cho đến nay chưa thể xử lý được nhiều số nợ xấu mua về; chủ yếu là do nhiều trở ngại trong việc đạt được quyền ở hữu đối với tài sản đảm bảo.

Do đó, nghị quyết trên sẽ giải quyết được hầu hết những trở ngại này và xử lý triệt để vấn đề nợ xấu như đã đề cập trong nhiều năm qua. Nghị quyết cũng đánh dấu bước tiến lớn trong việc tạo ra hành lang pháp lý cho việc bán nợ xấu. HSC nhận định một thị trường mua bán nợ cũng sẽ được tạo lậpnếu nghị quyết được thông qua.

“Sẽ cần vài tháng để xây dựng các quy trình và thủ tục để hướng dẫn chi tiết hơn về việc triển khai mua bán nợ. Chúng tôi cho rằng một thị trường mua bán nợ có thể được tạo lập và đi vào hoạt động từ đầu năm sau. Với giá cả thị trường sẽ được sử dụng làm cơ sở chính cho việc bán nợ, chúng tôi cho rằng nhu cầu mua nợ sẽ cao. Người mua chủ yếu có thể bao gồm các ngân hàng, doanh nghiệp đầu tư và chủ đầu tư bất động sản,chủ nợ hiện giờ, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài”, công ty này phân tích.

Ngoài ra, HSC cũng nói rằng các ngân hàng cũng sẵn sàng hơn cho việc bán nợ xấu nhờ quá trình trích lập dự phòng có nhiều tiến triển. Các ngân hàng đã nghiêm túc trích lập nợ xấu kể từ năm 2012.

“Sau 5 năm trích lập dự phòng thì HSC ước tính tổng chi phí dự phòng của các ngân hàng niêm yết kể từ năm 2012 là khoảng 103,86 nghìn tỉ đồng và đưa tỷ lệ nợ xấu về 1,97%. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải cộng thêm vào đây toàn bộ giá trị mệnh giá của trái phiếu VAMC là khoảng 90,89 nghìn tỉ đồng (chiếm 3,48% so với tổng dư nợ) trong khi giá trị còn lại sau khi đã trích lập dự phòng của trái phiếu VAMC là 76 nghìn tỉ (khoảng 2,91% tổng dư nợ). Do đó, chúng tôi ước tính là tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng niêm yết ở mức 5,45%, giảm từ mức đỉnh 17-25% được ước tính trong giai đoạn khủng hoảng”, HSC phân tích.

Hiện tại, công ty này đánh giá hầu hết các ngân hàng đã sẵn sàng hơn với việc bán nợ xấu và tài sản đảm bảo ở giá thị trường. HSCước tính một cách an toàn rằng giá trị thanh lý của các khoản nợ trên thị trường thứ cấp có thể là khoảng 25-35% giá trị ghi sổ và phụ thuộc nhiều vào giá trị của tài sản đảm bảo.

Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh

Theo HSC, cổ phiếu ngân hàng đã tăng trong những tuần gần đây trước kỳ vọng nghị quyết sẽ được Quốc hội thông qua. Cụ thể, cổ phiếu các ngân hàngđã tăng tốtvới mức tăng dao động từ 10,6% - 58,7% so với đầu năm.

Về ngắn hạn, giá cổ phiếu ngân hàng đã tăng khá và HSC cho rằng sẽ có sự củng cố trong mùa hè do các nhà đầu tư chốt lời. Đây sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư mua vào cổ phiếu ngân hàng khi giá giảm một chút.

“Chúng tôi cho rằng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng trong danh mục của hầu hết các nhà đầu tư tổ chức vẫn thấp nên các nhà đầu tư này sẽ mua vào khi giá giảm. Với nhu cầu chưa được đáp ứng hết này sẽ giúp giá cổ phiếu ngân hàng không giảm sâu trong những tháng tới”.

Đặc biệt, các ngân hàng sắp niêm yết sẽ tăng thêm lựa chọn cho nhà đầu tư. Các ngân hàng như VPBank,HDBank,Techcombank và OCB dự kiến sẽ niêm yết trong 6-12 tháng tới. Từ đó, sẽ tăng thêm lựa chọn cho nhà đầu tư khi đầu tư vào ngành này.

“Hiện tại, nhà đầu tư có ít lựa chọn vì room của ACB và MB đã đầy, còn các ngân hàng khác như Sacombank hiện vẫn dưới triển vọng có thể đầu tư. Eximbank cũng là ngân hàng còn nhiều bất ổn ở cơ cấu cổ đông nên khó có thể khuyến nghị đầu tư.

Trái lại, các ngân hàng quy mô trung bình sắp niêm yết khá hấp dẫn vì đây là những ngân hàng được quản trị tốt và có tiềm năng tăng trưởng với thiên hướng nghiêng về cho vay tiêu dùng với tài sản khá sạch. Theo đó, nhà đầu tư có thể nâng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng trong danh mục bằng với mức tỷ trọng bình quân hoặc cao hơn mà không phải mua trực tiếp trên thị trường”, HSC khuyên nhà đầu tư.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh chờ cơ chế mới để xử lý nợ xấu