“Quan điểm của Bộ Tài chính là bộ trình một đầu mối, còn một đầu mối thuộc ai quản lý là do Quốc hội quyết định, do Bộ kế hoạch Đầu tư cũng được, NHNN cũng được, Văn phòng Chính phủ cũng được nhưng các nước thì thông lệ là Bộ Tài chính quản lý”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói về đầu mối quản lý nợ công.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Nợ công nên để Bộ Tài chính quản lý

Trí Lâm | 16/06/2017, 15:44

“Quan điểm của Bộ Tài chính là bộ trình một đầu mối, còn một đầu mối thuộc ai quản lý là do Quốc hội quyết định, do Bộ kế hoạch Đầu tư cũng được, NHNN cũng được, Văn phòng Chính phủ cũng được nhưng các nước thì thông lệ là Bộ Tài chính quản lý”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói về đầu mối quản lý nợ công.

Sáng 16.6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Vấn đề phạm vi nợ công và đầu mối quản lý nợ công tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Dự thảo chưa có gì đổi mới

Dự thảo quy định, nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ không tính vào nợ công vì DNNN là công ty TNHH một thành viên, hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp khác theo quy định của luật Doanh nghiệp. Nhà nước không chịu trách nhiệm trả nợ đối với các khoản nợ do doanh nghiệp trực tiếp vay. Nếu DNNN gặp khó khăn trả nợ thì xử lý theo quy định của luật Phá sản, bình đẳng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) đồng tình với quy định không tính vào nợ công nợ tự vay tự trả của DNNN, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức y tế nhà nước... Tuy nhiên, ông Hàm lo ngại rằng luật không quy định nội dung giám sát các khoản vay nợ không tính vào nợ công thì khi có rủi ro, Ngân sách Nhà nước vẫn có thể phải gánh chịu các khoản nợ này.

Liên quan đến phạm vi nợ công, đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Bắc Ninh) cho rằng, trên danh nghĩa các khoản vay này do doanh nghiệp tự vay tự trảnhưng họthường nhận được nguồn hỗ trợ “mềm”là các khoản hỗ trợ của Chính phủdưới hình thứcbổ sung vốn vay, giãn nợ, chuyển xóa nợ và trên thực tế chưa có DNNN nào phá sản dù thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả.Những khoản hỗ trợ này cuối cùng đều góp phần vào việc tăng chỉ tiêu ngân sách ảnh hưởng đến nợ công.

“Ví dụ nhưnợ của Vinashin tại các ngân hàng thương mại, Chính phủ đã phải bỏ ra một khoản tiền để bù đắp,đồng thời chuyển một phần nợ cho Vinalines và bổ sung vốn, tăng vốn điều lệ cho Vinashin”, ông Bảo nói.

Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) lại cho rằng dự thảo chưa có gì đổi mới. Theo vị này, nợ của DNNN, đơn vị sự nghiệp công lập nếu có nguy cơ phá sản thì Chính phủ có bỏ tiền ra không, nếu Nhà nước bỏ ra trả thì đó có phải nợ trong nước hay nợ gì... cần phải minh bạchvấn đề này.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, phạm vi nợ công đã tính các khoản DNNN vay lại vốn vay của nước ngoài và các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Còn các khoản vay tự vay tự trả, DNNN là công ty TNHH một thành viên hoạt động bình đẳng với các doanh nghiệp khác theo luật Doanh nghiệp và quản lý theo luật quản lý kinh doanh vốn đầu tư doanh nghiệpnhà nước.

Bộ trưởng cho biết, theo hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới, chỉ tính nợ tự vay tự trả vào nợ công nếu thỏa mãn 3 điều kiện đồng thời: Chính phủ sở hữu 50% vốn tại doanh nghiệp; hoạt động thu chi của doanh nghiệp được tính trong dự toán thu chi hàng năm; Chính phủ cam kết trả nợ thay nếu chủ thể đi vay không thể trả được nợ.

Theo Bộ trưởng, khảo sát hơn 40 nước trên thế giới thì hầu hếtkhông tính nợ của DNNN vào nợ công, cùng với đó các khoản tự vay tự trả của đơn vị sự nghiệp công lậpáp dụng như với các khoản nợ của doanh nghiệp thông thường và được tính vào nợ công.

Chỉ một đầu mối quản lý nợ công

Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm, 3 cơ quan quản lý nợ công như hiện nay chưa có sự phối hợp thông suốt, bức tranh nợ công bị lắp ghép từ nhiều mảnh, không hoàn chỉnh.

Vị này cho rằng, không thể chối cãi việc một đầu mối sẽ tốt hơn 3 đầu mối vì sẽ giảm biên chế, tăng tính chuyên nghiệp cho cơ quan tổ chức, tăng niềm tin, giảm phiền hà cho người cho vay, đồng thời sẽ có bức tranh tổng thể về nợ trong nước, nợ nước ngoài thay vì phải ghép nhiều mảnh ghép như hiện nay.

“Hiện chưa quy định trách nhiệm cơ quan trong quản lý nợ công nên không xử lý được trách nhiệm cá nhân, tổ chức khi để xảy ra thất thoát lãng phí vì vậy cần quy trách nhiệm của cơ quan, cá nhân khi để xảy ra thất thoát từ các khâu thẩm định, phê duyệt”,ông nêu rõ.

Theo đại biểuTrần Hoàng Ngân (TP.HCM), việc quản lý nợ công cần được đặt trong bối cảnh các luật có liên quan như: ngân sách nhà nước; đầu tư công; quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; tổ chức chính phủ và tổ chức chính quyền địa phương…

Theo ông, nợ công cần phải công khai cập nhật liên tục hằng tháng và đặc biệt là giám sát chặt chẽ đối với DNNN, giải thể các dự án thua lỗ, đắp chiếu trước tiên chứ không phải vội vàng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn có lời.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cũng cho rằng phải gắn với trách nhiệm của cơ quan trong quản lý nợ công, nhưng 3 cơ quan quản lý không làm rõ được trách nhiệm trong việcđi vay và khả năng trả nợ, làm tăng vượt trần nợ công cho nên nếu để xảy ra hậu quả phải gánh chịu trách nhiệm, nếu thả lỏng trách nhiệm thì cơ quan nào cũng muốn được vay nợ.

Về đầu mối quản lý nợ công, Bộ trưởng Dũng cho rằng theo thông lệ quốc tế chỉ có một đầu mối quản lý, điều này nếu làm được ngay thì tốt, còn nếu bất cập mà cứ sửa thì dở.

“Quan điểm của Bộ Tài chính là Bộ trình 1 đầu mối, còn một đầu mối thuộc ai quản lý là do Quốc hội quyết định, do Bộ kế hoạch Đầu tư cũng được, NHNN cũng được, Văn phòng Chính phủ cũng được nhưng các nước thì thông lệ là Bộ Tài chính quản lý”, ông Dũng nói.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Nợ công nên để Bộ Tài chính quản lý