Sáng nay 15.6, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách.

Bộ trưởng KH-ĐT nêu giải pháp chống thất thoát 'đất vàng' sau cổ phần hóa

Trí Lâm | 15/06/2017, 11:51

Sáng nay 15.6, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng tiếp tục đăng đàn trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách.

Đại biểuTrần Văn Lâm (Bắc Giang) chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng về việc liệu cổ phần hóa có thất thoát, lãng phí giá trị đất. Giải đáp vấn đề này, Bộ trưởng KH-ĐT thừa nhận có tình trạng giá trị của doanh nghiệp liên quan đến đất trong cổ phần hóabị thất thoát và đây là vấn đề cử tri rất quan quan tâm.

Theo đó, khi cổ phần hóa DNNN, giá trị đất đượcxác định là đất thuê của Nhà nước, không tính vào giá trị của doanh nghiệp. Nhưng khi DNNN cổ phần hóa xong và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lợi thế so sánh, giá trị địa tô tăng lên thìlợi ích lại thuộc về doanh nghiệp chứ không phải Nhà nước.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng KH-ĐTđề nghị trước khi cổ phần hóa, DNNN phải rà soát toàn bộ quỹ đất. Nếu đất không có nhu cầu sử dụng phải trả Nhà nước.Khi cổ phần hóa, đất đang sử dụng phải định giá lại, công khai hóa, minh bạch để tính toán, quyết định giá trị của doanh nghiệp. Sau khi cổ phần hóa, nếu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì phải đấu giá lại. "Tôi đã báo cáo thủ tướng và được Thủ tướng đồng ý", ông Dũng nói.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng lại có tình trạng Nhà nước xây dựng hạ tầng làmtăng giá trị đất (đất2 bên đường, thậm chí cả khu, cả vùng đó tăng lên) nhưng hiệu quả từ việc đólại rơi vào tay người quản lý đất chứ Nhà nước lại không được hưởng. Cho nên Bộ trưởng đề nghị suy nghĩ cách làm mang lại giá trị địa tô cho Nhà nước, cho nhân dân.

Ví dụ, khi mở một con đường, nên giải phóng mặt bằng ở diện tích mở rộng so với nhu cầu thực tế cho con đường đó, sau đó bán đấu giá khu vực 2 bên để giảm thiểu đầu tư của Nhà nước. Một số địa phương đã làm tốt mô hình này và cần nhân rộng.

“Chúng tôi có phương án Nhà nước bỏ tiền làm quy hoạch, đầu tư hạ tầng, thiết kế, hạ tầng giao thông, đô thị, sau đó mới đấu giá. Nếu cứ để cho doanh nghiệp đấu giá làm hạ tầng, thiết kế, đổi lại doanh nghiệp lấy quyền sử dụng đất thì giá trị địa tô tăng lên lại thuộc về doanh nghiệp trong khi họ không có công sức nhiều trong việc đó”, Bộ trưởng Dũng nói thêm.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng KH-ĐT nêu giải pháp chống thất thoát 'đất vàng' sau cổ phần hóa