Hôm 29.1, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra nguồn gốc COVID-19 đã đến thăm bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Đây là một trong những bệnh viện đầu tiên điều trị cho bệnh nhân trong những ngày đầu bùng phát dịch COVID-19.

Chuyên gia người Việt cùng phái đoàn WHO đến bệnh viện đầu tiên báo cáo coronavirus ở Vũ Hán

Nhân Hoàng | 29/01/2021, 15:58

Hôm 29.1, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra nguồn gốc COVID-19 đã đến thăm bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Đây là một trong những bệnh viện đầu tiên điều trị cho bệnh nhân trong những ngày đầu bùng phát dịch COVID-19.

Sau cuộc gặp với các nhà khoa học Trung Quốc trước đó trong ngày 29.1, nhóm nghiên cứu WHO đã đến Bệnh viện Đông Tây y tỉnh Hồ Bắc.

Trương Kế Tiên, Giám đốc khoa Hồi sức và Hô hấp của Bệnh viện Đông Tây y tỉnh Hồ Bắc, được truyền thông nhà nước trích dẫn là người đầu tiên báo cáo về coronavirus sau khi điều trị cho cặp vợ chồng già cuối năm 2019. Đây là hai người mà kết quả chụp CT cho thấy có sự khác biệt so với bệnh viêm phổi điển hình.

chuyen-gia-nguoi-viet-cung-phai-doan-who-gap-bac-si-dau-tien-bao-cao-cororonavirus-o-vu-han12.jpg
Bác sĩ Trương Kế Tiên năm nay 55 tuổi
chuyen-gia-nguoi-viet-cung-phai-doan-who-gap-bac-si-dau-tien-bao-cao-cororonavirus-o-vu-han.jpg
Peter Daszak chỉ tay khi đứng bên cạnh các thành viên khác của WHO trên ban công tại một khách sạn ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 29.1
chuyen-gia-nguoi-viet-cung-phai-doan-who-gap-bac-si-dau-tien-bao-cao-cororonavirus-o-vu-han1.jpg
Các cảnh sát canh gác bên ngoài Bệnh viện tỉnh Hồ Bắc, nơi các thành viên WHO đang đến thăm ngày 29.1

Rời khách sạn sau 2 tuần cách ly vào ngày 28.1, phái đoàn của WHO có kế hoạch đến thăm các phòng thí nghiệm, chợ và bệnh viện trong hai tuần còn lại ở Vũ Hán, nơi coronavirus lần đầu tiên được xác định vào cuối năm 2019.

Trong khi hành trình chính xác chưa được công bố, WHO cho biết nhóm nghiên cứu có kế hoạch đến thăm chợ hải sản ở trung tâm của ổ dịch COVID-19 sớm cũng như Viện Virus học Vũ Hán. Một giả thuyết bị Trung Quốc bác bỏ là rò rỉ coronavirus tại phòng thí nghiệm chính phủ.

Phái đoàn WHO đã bị Trung Quốc gây khó dễ trong việc nhập cảnh và lo ngại về khả năng tiếp cận nguồn thông tin, vướng vào tranh cãi giữa Trung Quốc với Mỹ, nước vốn đã cáo buộc Bắc Kinh che giấu mức độ bùng phát COVID-19 ban đầu và chỉ trích các điều khoản của chuyến thăm. Các chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành giai đoạn đầu của nghiên cứu nguồn gốc COVID-19 nhưng bị Mỹ phản đối.

WHO đã cố gắng giảm nhẹ sự kỳ vọng cho cuộc điều tra.

Không có gì đảm bảo cho câu trả lời. Đó là một nhiệm vụ khó khăn để thiết lập đầy đủ nguồn gốc và đôi khi có thể mất 2, 3 hoặc 4 lần thử để có thể thực hiện điều đó trong các bối cảnh khác nhau”, Mike Ryan, Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của WHO, cho biết trong tháng này.

Điều quan trọng cần nhớ là sự thành công của sứ mệnh và truy xuất nguồn gốc này là 100% phụ thuộc vào việc tiếp cận các nguồn liên quan. Dù chúng ta có năng lực đến đâu, làm việc chăm chỉ như thế nào và cố gắng xoay bao nhiêu viên đá, điều này chỉ có thể thực hiện được với sự hỗ trợ từ Trung Quốc”, Thea Fischer, một thành viên người Đan Mạch của nhóm WHO, nói với Reuters hôm 28.1.

Nguồn gốc của COVID-19 đã bị chính trị hóa rất nhiều.

Nhóm điều tra đã được chuẩn bị đến Vũ Hán sớm hơn vào tháng 1 và việc Trung Quốc trì hoãn chuyến thăm của họ nhận sự chỉ trích công khai hiếm hoi từ Tedros Adhanom Ghebreyesus - người đứng đầu WHO, nơi ông Donald Trump cáo buộc là “lấy Trung Quốc làm trung tâm” ngay từ khi bùng phát COVID-19.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Triệu Lập Kiên hôm 29.1 cho biết WHO và các chuyên gia Trung Quốc đang làm việc cùng nhau để truy tìm nguồn gốc của coronavirus, nhưng nhấn mạnh rằng nhiệm vụ không phải là một cuộc điều tra.

"Đây là một phần của nghiên cứu toàn cầu, không phải điều tra", ông Triệu Lập Kiên nói trong một cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh.

Trung Quốc thúc đẩy ý kiến rằng coronavirus đã tồn tại ở nước ngoài trước khi được phát hiện ở Vũ Hán, với truyền thông nhà nước trích dẫn sự hiện diện của vi rút này trên bao bì thực phẩm đông lạnh nhập khẩu và các tài liệu khoa học khẳng định nó đã lan truyền ở châu Âu vào năm 2019.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nhiều lần ám chỉ rằng việc đóng cửa đột ngột phòng thí nghiệm của quân đội Mỹ tại Fort Detrick, bang Maryland vào tháng 7.2019 có liên quan đến sự bùng phát đại dịch COVID-19.

Ở giai đoạn đầu ở Trung Quốc, đó là một gánh nặng đặc biệt với người dân Vũ Hán khi mọi người đều gọi nó là virus Vũ Hán, điều này thật nhục nhã. Theo tôi, nếu có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng, nó có thể xóa tên của Trung Quốc hoặc Vũ Hán”, Yang You, cư dân 30 tuổi ở Vũ Hán, nói.

Phái đoàn WHO đã đến Vũ Hán từ hôm 14.1 nhưng phải trải qua thời gian cách ly 2 tuần ở khách sạn. Trong đoàn có Hung Nguyen, nhà sinh vật học Việt Nam.

Hôm 13.1, Hung Nguyen nói với Reuters trong chuyến dừng chân ở Singapore rằng ông không mong đợi bất kỳ hạn chế nào với công việc của đoàn ở Trung Quốc, nhưng cảnh báo rằng nhóm có thể không tìm ra câu trả lời rõ ràng.

Sau khi hoàn tất việc cách ly, nhóm sẽ dành hai tuần để phỏng vấn những người từ các viện nghiên cứu, bệnh viện và thị trường thủy sản ở Vũ Hán, nơi mầm bệnh mới được cho đã xuất hiện”, ông Hung Nguyen cho biết thêm.

Bài liên quan
'Số ca mắc COVID-19 ở Vũ Hán cao hơn 3 lần thống kê của Trung Quốc'
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, số người đã mắc COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, nơi coronavirus lần đầu tiên được xác định, có thể cao hơn 3 lần con số nước này thống kê.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia người Việt cùng phái đoàn WHO đến bệnh viện đầu tiên báo cáo coronavirus ở Vũ Hán