Một phiên bản nâng cấp sử dụng động cơ mới của tiêm kích hạng nhẹ J-10B vừa phô diễn khả năng cơ động của mình tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải.

Chuyên gia Anh nghi ngờ tính hiệu quả của tiêm kích J-10B do Trung Quốc sản xuất

12/11/2018, 07:58

Một phiên bản nâng cấp sử dụng động cơ mới của tiêm kích hạng nhẹ J-10B vừa phô diễn khả năng cơ động của mình tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải.

Màn trình diễn của J-10B tại triển lãm Chu Hải - Ảnh: Tân Hoa Xã

Chiếc J-10B với động cơ WS-10 Thái Hành có hệ thống kiểm soát vector đẩy (TVC) đã trình diễn kĩ thuật bay đổi hướng nhanh cùng với “Hổ mang bành” (hướng mũi máy bay thẳng đứng) trong triển lãm.

Một trung tá quân đội Trung Quốc khẳng định những gì J-10B thể hiện cho thấy nước này đã có thể sản xuất được động cơ vector đẩy tiên tiến cho chiến đấu cơ của mình, qua đó đem lại lợi thế cho không quân.

Công nghệ động cơ là điểm yếu trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu của Bắc Kinh, nên trong nhiều năm nước này luôn phải nhập khẩu. Kể cả J-20, mẫu máy bay được quảng bá là tiêm kích tàng hình tối tân do Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất, cũng đang dùng AL-31 Saturn Nga. WS-15 thiết kế riêng cho J-20 vừa thất bại trong các bài kiểm tra độ tin cậy tổng thể.

Nhưng theo nhà bình luận quân sự Tống Trung Bình, màn trình diễn ấn tượng của J-10B là dấu hiệu lạc quan cho nỗ lực phát triển công nghệ chiến đấu cơ mà cường quốc châu Á đang thực hiện.

“Hệ thống kiểm soát vòi phun TVC lẫn tổng thể tiêm kích nay trở nên phức tạp hơn nhiều, và bài bay thuận lợi trong triển lãm chứng minh rằng Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề động cơ”, nhà bình luận Tống cho hay.

Chiến đấu cơ cần có tính cơ động cao để tránh những đòn tấn công của địch. Điều này đòi hỏi máy bay phải sở hữu một động cơ tinh vi, không chỉ cung cấp lực đẩy mà phải thay đổi được đường bay một cách nhanh chóng. TVC đáp ứng được yêu cầu này.

Chỉ một số ít máy bay chiến đấu trang bị TVC, bao gồm F-22 Mỹ, Su-30, Su-35 và Su-57 Nga. J-20 cùng FC-31 Trung Quốc không có hệ thống này.

J-10B dùng động cơ WS-10 Thái Hành có hệ thống kiểm soát vector đẩy (TVC) - Ảnh: Tân Hoa Xã

Trung Quốc là quốc gia đi sau trong phát triển TVC. Những chiếc J-10B mà quân đội nước này đang sử dụng không chưa tích hợp công nghệ này. Hình ảnh về một phiên bản J-10B có TVC tự sản xuất bắt đầu xuất hiện trên mạng từ cuối năm 2017, và phải đến triển lãm Chu Hải lần này Bắc Kinh mới chính thức trình làng.

Dù J-10B trang bị TVC có màn ra mắt thành công nhưng hiện vẫn còn quá sớm để thấy năng lực tấn công của không quân Trung Quốc được tăng cường. Theo nhà phân tích Chu Thần Minh: “Cần thời gian để đào tạo phi công cũng như phải tiến hành nhiều bài tập để sử dụng hệ thống mới đạt hiệu quả tối đa”.

Nhà nghiên cứu Justin Bronk thuộc Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh (RUSI) thừa nhận TVC giúp tăng tính cơ động của J-10B. Tuy vậy ông nói thêm rằng nhiều nước phương Tây đều nhận định dùng công nghệ này để có lợi thế trong chiến đấu là không đáng, tốn nhiều chi phí và phức tạp vì không ít tên lửa phòng không hiện tại đều có khả năng khóa mục tiêu cũng như thay đổi đường bay.

Cẩm Bình (theo SCMP, Defense News)

Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Anh nghi ngờ tính hiệu quả của tiêm kích J-10B do Trung Quốc sản xuất