Theo Điều 139 Bộ luật hình sự 2015, chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.

Chiếm đoạt 1,5 tỉ đồng có thể đi tù chung thân, bị xé giấy nợ vẫn kiện đòi lại tiền được

Phạm Hồng Quân | 06/05/2019, 11:06

Theo Điều 139 Bộ luật hình sự 2015, chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.

Xem thêm:'Nguyễn Thúc Thùy Tiên gọi cảnh sát tới rồi xé giấy nợ, có mọi thứ vẫn không trả 1,5 tỉ'

Clip Hoa hậu Nhân ái Nguyễn Thúc Thùy Tiên xé giấy ghi nợ 1,5 tỉ khi bị đòi tiền

Thực hư clip sex 2 phút 10 của Phi Huyền Trang?

Ôm chặt cô gái Việt giữa đường, gã trai Trung Quốc bị cảnh sát Đồng Nai đưa về đồn

Cô gái đi cổ vũ livestream và khoe địa điểm đua xe, hơn 100 quái xế bị tóm

Chiếm đoạt 1,5 tỉ đồng đi tù bao nhiêu năm?

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Điều 290 - Thực hiện nghĩa vụ trả tiền:

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Bộ luật hình sự 2015 quy định Điều 139 - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệuđồng đến dưới 50 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệuđồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặctù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Hiệu lực của giấy vay tiền viết tay và đánh máy như thế nào?

Theo quy định tại điều 471Bộ luật dân sự 2005thì hợp đồng vay tài sản được hiểulà sự thoả thuận giữa các bên. Theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thứ nhất, về hình thức của hợp đồng vay tài sản (giấy vay nợ) thì hiện pháp luật chưa có quy định. Thế nên, hình thức có thể bằng lời nói, văn bản, hoặc cũng có thể bằng hành vi. Giấy vay nợ viết tay hay đánh máy thì đều có giá trị pháp lý ngang nhau.

Thứ hai, về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng vay tài sản (giấy vay nợ) phải đáp ứng các điều kiện của hợp đồng dân sự thông thường, theo đó phải tuân thủ điều kiện đặt ra tại điều 122Bộ luật dân sự 2015, tức :

- Người tham gia giao dịch cónăng lực hành vi dân sự;

- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

- Đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức (nếu pháp luật có quy định), song ở đây pháp luật không có quy định về hình thức giấy vay tiền. Thế nên, dù dưới hình thức nào thì cũngkhông ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng.

Thứ ba, giấy vay tiền có đủ chữ ký và dấu vân tay theo Chứng minh nhân dân thì chắc chắn sẽ có hiệu lực pháp luật, vì như đã phân tích, giấy vay tiền không đặt ra yêu cầu bắt buộc về mặt hình thức nên chỉ cần đáp ứng các điều kiện có hiệu lực như trên thì giấy vay tiền sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật.

Thứ tư, trong trường hợp có người không dùng chữ ký thật của mình khi giao kết hợp đồng thì để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình, bạn có thể khởi kiện tại tòa án vì đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự nên thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Con nợ xé giấy vay tiền, có thể kiện đòi lại tài sản?

Khoản 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của tòa án trong quá trình giải quyết vụ án

Về nguyên tắc, khi gửi đơn khởi kiện cho toà án, người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu,chứng cứđể chứng minh là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của mình có căn cứ, hợp pháp. Trong trường hợp vì lý do khách quan nên không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ thì phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của toà án trong quá trình giải quyết vụ án.

Sau khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, tòa án có nghĩa vụ xác minh các thông tin trên, nếu có căn cứ theo quy định của pháp luật thì tòa án mới thụ lý để giải quyết vụ án. Như vậy, việc tòa án yêu cầu cung cấp cấp tài liệu chứng minh địa chỉ thường trú của bị đơn là đúng với quy định của pháp luật.

Căn cứ vào các quy định trên thì giấy nhận nợ dù bị xé vẫn có giá trị pháp lý như hợp đồng vay tài sản và là chứng cứ để khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc. Bạn phải nộp hồ sơkhởi kiện tại tòa án nhân dân nơi người đó cư trú.

Clip Nguyễn Thúc Thùy Tiên (Á khôi Nam Bộ 2017, Người đẹp Nhân ái của Hoa hậu Việt Nam 2018) gọi cảnh sát tới rồi xé giấy nợ 1,5 tỉ đồng trước mặt chủ nợ là chị Đặng Thùy Trang. Xem bài viết chi tiết

Xem thêm:Thực hư vụ Ngọc Trinh lộ clip sex với bạn trai?

Mở cửa ô tô làm người lạ bị xe tải cán chết ở Hà Nội, tài xế đi tù bao nhiêu năm?

Tông xe máy ở Hà Nội rồi bỏ chạy, tài xế ô tô bị truy đuổi và đấm không trượt phát nào

Lái ô tô tông xe khác, tài xế cởi truồng ăn vạ, chửi công an Thái Bình rồi trốn mất

Lập trạm thu phí ở Bệnh viện K Tân Triều, đánh tài xế không trả 10 nghìn trước mặt công an

Cô gái xinh kể chuyện xin quẻ tìm thấy phượt thủ chết thảm khi lên núi Cấm Sơn

Clip nữ phượt thủ đổ đèo Tam Đảo lao vào thanh chắn bay xuống vực

'Không tìm vợ trong quán bar, tránh thành đồ chơi cho trai Tây ở phố Bùi Viện'
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiếm đoạt 1,5 tỉ đồng có thể đi tù chung thân, bị xé giấy nợ vẫn kiện đòi lại tiền được