Đây là đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Tiếp cận thông tin sáng 14.1.

Chỉ cần chứng minh thư là được quyền khai thác thông tin

Một Thế Giới | 14/01/2016, 21:05

Đây là đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Tiếp cận thông tin sáng 14.1.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, vấn đề cơ bản nhất Luật này cần phải quy định rõ là những thông tin gì được tiếp cận, thông tin gì hạn chế và loại thông tin nào không được tiếp cận. 

Nếu Luật không giải quyết được vấn đề này nghĩa là luật không có giá trị. Chưa hài lòng với dự thảo ban soạn thảo trình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải chỉnh sửa lại, nếu chưa làm kịp thì dứt khoát chưa thông qua tại kỳ họp 11 tới.

Trong khi đó, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai lại băn khoăn với quy định chủ thể cung cấp thông tin. Ủng hộ phương án mở rộng, bà Mai ví dụ, người dân muốn biết thông tin về viện phí, học phí thì phải có trách nhiệm trả lời, nhưng điều 6 của dự thảo lại chưa sửa theo hướng này.

“Nếu quy định chỉ cung cấp thông tin cho người cư trú trên địa bàn của anh thì không ổn. Vậy những người vãng lai, người địa bàn khác tới địa bàn của anh, muốn hỏi thông tin để mua miếng đất, chả lẽ lại bảo vì không cư trú trên địa bàn nên tôi không cấp thông tin? Theo tôi chỉ cần có chứng minh thư là phải cấp thông tin, còn nếu quy định như trên sẽ không phù hợp với lối sống hiện đại”, bà Mai nêu.

Giải trình những ý kiến vừa nêu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định, tất cả những thông tin gì không phải mật, đã được giải mật thì người dân được quyền tiếp cận và phải có trách nhiệm cung cấp.

“Điều này mang tính phổ quát, vì thế chúng ta cứ yêu tâm, tất cả những thông tin gì được công khai, những thông tin thuộc về bí mật, không được công khai đều đã được quy định trong luật”, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội ngắt lời: Thế nghĩa là thông tin nào không muốn cung cấp, người ta đóng dấu mật cái là xong? Luật phải quy định thông tin nào mật, không được cung cấp. Ngược lại, để tránh bị lợi dụng dấu mật, phải nói rõ loại thông tin này không phải mật, thông tin này phải được tự do tiếp cận, nghĩa là không ai được đóng dấu mật. Còn nếu cứ để “cửa” cho người ta đóng dấu mật thì còn gì nữa? Quy định mật nghĩa là cấm người ta tiếp cận thông tin, mà như vậy thì sẽ không có giá trị luật.

Tiếp thu ý kiến này, Bộ trưởng Cường cho biết, sẽ xem lại Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước xem những nội dung gì có thể đưa vào luật này được để có sự bao quát hơn. Cũng theo Bộ trưởng, dự thảo luật đưa ra quy định chỉ cung cấp thông tin tối đa hai lần, nếu yêu cầu lần thứ ba thì phải có lý do chính đáng, nếu không sẽ không thể kiểm soát nổi.

Cũng theo Bộ trưởng thì cần có sự ràng buộc, nếu cứ mở hết cỡ thì rất khó kiểm soát, thậm chí dễ bị lợi dụng, chẳng hạn giai đoạn bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm, người ta tụ tập, kéo đến trụ sở các Bộ đòi cung cấp thông tin thì rất gay.
Theo Dũng Nguyễn/Tiền Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ cần chứng minh thư là được quyền khai thác thông tin