Trưa 20.11, một nhóm binh lính và cảnh sát Papua New Guinea (PNG) bao vây trụ sở Quốc hội đảo quốc này, đòi tiền công bảo vệ hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2018).
Nhóm binh lính, cảnh sát còn đập phá xe cộ, lối vào trụ sở Quốc hội PNG, và hiện họ đang trấn bên ngoài cơ quan lập pháp này.
Nghị sĩ đối lập Allan Bird cho báo Guardian ở Úc biết ông và các nghị sĩ đối lập bị nhốt trong phòng họp: “Chúng tôi nghe họ tiến vào, đập phá đồ đạc, cửa kính, vài chiếc xe. Tôi được biết vài bảo vệ trụ sở và vài bộ trưởng bị hành hung”.
Ông Bird cũng nói không cảm thấy bị nguy hiểm, vì phe đối lập không là mục tiêu của những binh lính, sĩ quan bất mãnvì không được trả tiền công bảo vệ APEC 2018 vốn diễn ra trong hai ngày 17, 18.11 ở PNG.
Nghị sĩ đối lập Bryan Kramer nói cảnh sát gồm lực lượng quản giáo đã xông vào trụ sở Quốc hội. Ông và các đồng nhiệm cũng được biết Bộ trưởng Cảnh sát, Tư lệnh Cảnh sát Gary Baki vàmột số sĩ quan cảnh sát đã gặp nhau để bàn chuyện tiền công. Sau đó, số cảnh sát xông vào trụ sở Quốc hội, hành hung một số nhân viên.
Giới truyền thông đã được hộ tống vào trụ sở Quốc hội, chờ kết quả cuộc họp khẩn cấp của Thủ tướngPeter O’Neill, Tư lệnh Baki, Bộ trưởng tổ chức APECJustin Tkatchenko.
Phía cảnh sát xem ra ủng hộ nhóm sĩ quan gây rối, nói lực lượng “bị tát vào mặt” vì không được trả công giúp chính phủ PNG đón tiếp hàng ngàn quan khách dự APEC 2018.
Đây là lần đầu tiên APEC không thể có Tuyên bố chung ở lễ bế mạc tối 18.11. Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 20.11 dẫn lời Ngoại trưởng Vương Nghị rằngTrung Quốc đã gợi ý sửa đổi dự thảo Tuyên bố chung, nhưng các nước khác “nhấn mạnh muốn vận dụng dự thảo riêng của họ”.
Trong một tuyên bố, ông Vương nói: “Việc hội nghị này không ra Tuyên bố chung không do tình cờ, chủ yếu vì vài nền kinh tế đòi sử dụng văn bản riêng của họ làm tuyên bố chung cho các bên khác, bào chữa cho chủ nghĩa bảo hộ và đơn cực, từ chối chấp thuận tư vấn hợp lý cần sửa đổi do Trung Quốc và các bên khác đề xuất. Hành xử này dẫn đến sự không hài lòng của nhiều nền kinh tế gồm Trung Quốc, và xem ra không phù hợp với nguyên tắc đồng thuận của khối APEC. Qui định cơ bản của APEC là sự đồng thuận”.
Dù ông Vương không nói nước nào, tuyên bố của ông tiếp sau việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẩu chiến về hoạt động thương mại và về tính chất thù địch địa - chính trị giữa Trung Quốc với Mỹ.
Ngày 19.11, người phát ngôn Cảnh Sảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói nhiều nước đang phát triển phản đối bảo hộ thương mại, và ông bác bỏ nhận định Trung Quốc chính là lý do không có Tuyên bố chung. Ông nói: “Thế lực chính trị và kinh tế bắt nạt bị hầu hết các quốc gia thành viên APEC phản đối”.
Các nhà quan sát ngoại giao nói sự bất đồng Mỹ - Trung phản ánh tính thù địch địa - chính trị ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới này, và Mỹ đang tăng sức ép lên Bắc Kinh, trước khi diễn ra cuộc gặp bên lề giữa ông Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump, khi hai ông đến Argentina dự hội nghị thượng đỉnh G-20 vào cuối tháng 11 này.
SCMP từng dẫn một nguồn tin nói Bắc Kinh phản đối đưa câu “hoạt động thương mại bất bình đẳng” vào dự thảo Tuyên bố chung APEC 2018.
Mỹ đã dùng câu trên để phàn nàn, cáo buộc Trung Quốc hạn chế quyền tiếp cận thị trường của các công ty Mỹ, buộc các công ty này phải chuyển giao công nghệ, cáo buộc Trung Quốc hoạt động gián điệp công nghệ, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước và ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ.
Nhưng nguồn tin của SCMP nói khó có thể kết luận riêng câu trêngây ra sự bế tắc.
Bích Ngọc (theo Guardian, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)