Đây là 1 trong 6 khuyến nghị về cách tiếp cận các chính sách quản lý dịch vụ trên Internet được các chuyên gia đưa ra.

Cần có biện pháp nâng cao kỹ năng liên quan đến công nghệ số cho người dùng

Thu Anh | 12/03/2022, 09:40

Đây là 1 trong 6 khuyến nghị về cách tiếp cận các chính sách quản lý dịch vụ trên Internet được các chuyên gia đưa ra.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển các dịch vụ trên Internet và có cơ sở để trở thành một trung tâm số (digital hub) trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á - Thái Bình Dương.

Các hoạt động kinh tế diễn ra trên môi trường mạng, dễ nhận thấy nhất là thông qua các ứng dụng điện thoại (app) đã tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng như vấn đề an sinh - xã hội.

Không những vậy, Việt Nam cũng có sự phát triển của nền tảng truyền thông mạng xã hội khi bùng nổ về số lượng nội dung được tạo ra trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, YouTube, TikTok, Instagram)…

Theo ông Nguyễn Minh Hồng - nguyên Thứ trưởng Bộ TT-TT, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt, kinh tế số được kỳ vọng chiếm tỷ trọng 20% GDP đến năm 2025.

can-co-bien-phap-nang-cao-ky-nang-lien-quan-den-cong-nghe-so-cho-nguoi-dung.jpg
Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện chính sách liên quan đến công nghệ số - Ảnh: Internet

Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển hạ tầng số, ông Hồng cũng cho biết Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện chính sách liên quan đến công nghệ số, trong đó có chính sách pháp luật đối với các dịch vụ Internet, như dịch vụ cung cấp thông tin xuyên biên giới, điện toán đám mây...

Cụ thể, để có thể tận dụng các cơ hội kinh tế do công nghệ số tạo ra cũng như tạo ra các cơ hội phát triển kinh tế từ công nghệ số, Việt Nam cần xây dựng chính sách phát triển công nghệ số, trong đó có chính sách dành cho dịch vụ trên Internet.

Điều này hiện đang được quy định trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và dự liệu được điều chỉnh bởi (Dự thảo) Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP (Dự thảo Nghị định).

6 khuyến nghị về cách tiếp cận chính sách

Theo Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, cách tiếp cận các chính sách quản lý dịch vụ trên Internet là rất cần thiết.

Thứ nhất, về nội dung số, Việt Nam cần có sự chuyển đổi từ tập trung bảo vệ thị trường tiêu thụ nội dung sang thúc đẩy xuất khẩu nội dung. Về hạ tầng, cụ thể là dịch vụ điện toán đám mây cần mở rộng từ nhu cầu sử dụng điện toán đám mây để lưu trữ dữ liệu sang phục vụ nền kinh tế số.

Thứ hai, cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nên xác định lại phạm vi mục tiêu chính sách được giải quyết trong Dự thảo Nghị định. Hiện nay, Dự thảo Nghị định giải quyết cùng lúc các mục tiêu về chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ dữ liệu cá nhân, quản lý thuế/ quản lý hoạt động phát sinh doanh thu, dẫn đến sự phức tạp, thiếu mạch lạc, và nhiều biện pháp quản lý tạo gánh nặng tuân thủ lớn cho doanh nghiệp.

Thứ ba, khuyến nghị xây dựng chính sách quản lý dịch vụ trên Internet có sự kết hợp của công cụ pháp lý và công cụ công nghệ trong việc phân loại nội dung theo độ tuổi, xử lý thông tin dựa trên tiêu chuẩn cộng đồng, các trung tâm xử lý thông tin sai sự thật/ vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thứ tư, khuyến nghị xây dựng các nhóm làm việc chung giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp công nghệ để thúc đẩy phát triển nội dung số, đồng thời xử lý các thông tin vi phạm pháp luật.

Thứ năm, khuyến nghị có biện pháp thúc đẩy người dùng giải quyết tranh chấp theo phương thức tư pháp thay vì phương thức hành chính, để giảm thiểu gánh nặng cho cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ sáu, khuyến nghị có biện pháp nâng cao kỹ năng liên quan đến công nghệ số cho người dùng, điển hình như việc bổ sung giáo dục kỹ năng số trong chương trình phổ thông.

Bài liên quan
'Tổ công nghệ số cộng đồng' giúp người dân tiếp cận công nghệ một cách đơn giản
“Tổ công nghệ số cộng đồng” thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần có biện pháp nâng cao kỹ năng liên quan đến công nghệ số cho người dùng