Vì lịch sử đối đầu và lợi ích quốc gia hiện xung đột với nhau nên Nga và Trung Quốc khó có thể là đồng minh chiến lược lâu dài, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 3.10.

Cái bắt tay hờ hững giữa Nga - Trung phía sau những cuộc tập trận

04/10/2017, 05:40

Vì lịch sử đối đầu và lợi ích quốc gia hiện xung đột với nhau nên Nga và Trung Quốc khó có thể là đồng minh chiến lược lâu dài, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 3.10.

Binh sĩ Nga- Trung trong cuộc tập trận chung ngày 21.9.2017

Tác giả là nhà báo Cary Huang, viết thời gian qua, Nga và Trung Quốc liên tiếp thực hiện nhiều cuộc tập trận chung trên biển. Trong tháng 9, đợt tập trận chung hằng năm giữa quân đội hai nước đã chính thức bắt đầu bằng cuộc tập trận ở Vladivostok (từ 18- 21.9) và sau đó là ở vùng biển Nhật Bản rồi đến vùng biển Okhotsk (từ 22- 26.9).

Trước đó vào tháng 7, Nga-Trung đã tập trận chung ở biển Baltic. Các cuộc tập trận đã làm dấy lên lo ngại rằng liên minh Trung-Nga chống lại phương Tây đang được thiết lập.

Nga và Trung Quốc có chung lập trường trong nhiều vấn đề. Cả hai đều kêu gọi giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên và cùng phản đối hành động triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.

Gần đây, quan hệ giữa hai nước với Mỹ đều đang không tốt. Nga phải đối đầu với phương Tây vì hai vấn đề Ukraine và Syria, trong khi Trung Quốc bất đồng với Mỹ quanh các tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

Từ tình hình trên có thể thấy, quan hệ hợp tác quân sự được nâng cấp giữa Nga và Trung Quốc-thể hiện qua những cuộc tập trận chung-là để gây khó cho nỗ lực duy trì sự kiểm soát các tuyến giao thương biển của Mỹ, qua đó thách thức quyền lực trên biển của siêu cường này, ông Cary Huang nhận định.

Cũng theo ông Huang, điều này cũng thể hiện cả Nga và Trung Quốc đều cần có một “người bạn” quyền lực để đạt được tầm ảnh hưởng trên toàn cầu trước sự cạnh tranh của Mỹ.

Khó là đồng minh chiến lược lâu dài

Tuy nhiên, ông Huang chỉ ra rằng Trung Quốc và Nga không bao giờ lên tiếng quan ngại về những vấn đề dính líu đến lợi ích quốc gia cốt lõi của bên kia, ví dụ như vấn đề Ukraine, Syria và sự mở rộng NATO của Nga hay vấn đề tranh chấp trên biển và Đài Loan của Trung Quốc.

Nga-Trung là láng giềng, nhưng hai nước có rất ít điểm chung trên các mặt lịch sử, văn hóa, tôn giáo và truyền thống. Về mặt lịch sử, trong khi các Sa hoàng Nga xem mình là người cai trị của một cường quốc châu Âu, thì hoàng đế nhà Thanh tuyên bố họ là người thừa kế của một nền văn minh phương Đông tối cao.

Ngoài ra, giữa hai nước tuy chưa từng xảy ra chiến tranh toàn diện nhưng từng có vài thời điểm thù địch, tiêu biểu là xung đột biên giới những năm 1680, 1960-1970.

Trong quá trình quan hệ lâu dài thì giữa hai nước chỉ có một khoảng thời gian ngắn tạo được liên minh thực sự. Đó là thập niên hữu nghị trong những năm 1950.

Trong thời hiện đại, cạnh tranh ảnh hưởng Nga-Trung ở khu vực Á-Âu vẫn tiếp tục diễn ra, cá biệt có nơi còn xảy ra đối đầu.

Theo ông Cary Huang, với một lịch sử nghi ngờ và đối đầu nhau, ý thức hệ về lịch sử và tâm lý nạn nhân, cùng với những lợi ích quốc gia xung đột nhau, có vẻ Nga và Trung Quốc khó mà thiết lập được quan hệ đồng minh chiến lược hoàn toàn và lâu dài được.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cái bắt tay hờ hững giữa Nga - Trung phía sau những cuộc tập trận