Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc ca sĩ Ngọc Sơn nghĩ mình được nhà nước phong danh hiệu giáo sư là một sự ngộ nhận. Nó cũng cho thấy nguy cơ loạn danh hiệu.

Ca sĩ Ngọc Sơn làm giáo sư âm nhạc là điều vớ vẩn, một sự PR thiếu văn hóa?

bai cao | 21/08/2017, 09:42

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc ca sĩ Ngọc Sơn nghĩ mình được nhà nước phong danh hiệu giáo sư là một sự ngộ nhận. Nó cũng cho thấy nguy cơ loạn danh hiệu.

Trong thông tin gửi báo chí, đại diện ca sĩ Ngọc Sơn cho biết: “Nam ca sĩ vui mừng khi được Hội Nghệ nhân và Thương hiệu VN tặng bằng khen vì có những hoạt động xuất sắc trong sự nghiệp bảo tồn, phát triển di sản văn hóa VN. Bằng khen này phong tặng cho anh danh hiệu “Giáo sư âm nhạc”. Ngọc Sơn đã không giấu được niềm vui khi được nhà nước ghi nhận với danh hiệu này. Có thể xem Ngọc Sơn là nam ca sĩ Việt duy nhất hiện nay được ghi nhận danh hiệu giáo sư (GS). Với anh, danh hiệu này không chỉ là nguồn động viên mà còn là động lực để anh tiếp tục phấn đấu, cống hiến cho âm nhạc và tiếp tục chia sẻ, dìu dắt các thế hệ ca sĩ đàn em tiếp tục cố gắng theo đuổi hết mình với nghề nghiệp...”.

Tư liệu ảnh cho thấy: Bằng khen có ghi chức danh GS âm nhạc của ca sĩ Ngọc Sơn do Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu VN, tiến sĩ (TS) Lê Ngọc Dũng ký. Vị chủ tịch hội này còn ghi rõ mình là Ủy viên Ủy ban T.Ư MTTQ VN trên bằng khen.
         
   
   
   
   
Ca sĩ Ngọc Sơn là giáo sư âm nhạc? - ảnh 1
   
   
   
Bằng khen ghi nhận ca sĩ Ngọc Sơn là Giáo sư âm nhạc.ẢNH: ĐẠI DIỆN TRUYỀN THÔNG CỦA NGỌC SƠN CUNG CẤP
   
   
Điều này làm ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng, Bộ VH-TT-DL, bật cười: “Đó là vớ vẩn, một sự PR thiếu văn hóa”. Theo ông Cẩn, hiện không có chức danh GS âm nhạc, mà chỉ có GS chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc hoặc GS chuyên ngành âm nhạc học. Thêm vào đó, nhà nước có một hội đồng học hàm do Bộ GD-ĐT là cơ quan thường trực. Hằng năm, hội đồng sẽ họp, xem xét phong GS. Không có bất cứ tổ chức, cá nhân nào được thay thế hội đồng này làm việc đó.
Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu âm nhạc (Bộ VH-TT-DL), cho biết: “Hiểu như Ngọc Sơn thấy rõ là nhầm. Đấy có phải là nhà nước trao tặng đâu. Người ta cũng ngộ phong thôi chứ làm gì có danh hiệu đó”.
Về danh hiệu GS của Ngọc Sơn, nhạc sĩ Phan Hồng Sơn, Phó chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM, nói: “GS, hay TS âm nhạc là học hàm, học vị không thể tự phong. Chỗ danh hiệu của ca sĩ Ngọc Sơn theo tôi là hơi... quá. Có thể họ quá yêu quý anh ấy nên tự tôn vinh như vậy thôi. Cũng có vài tên gọi mà chúng ta hay thấy gần đây như “Phù thủy âm nhạc, âm thanh...”. Đó là lối nói, cách nói thôi, bởi nó không thể mang ý nghĩa như học hàm, học vị của các GS, TS âm nhạc khác”.
Loạn chứng chỉ, rối quản lý nhà nước
Ông Phùng Huy Cẩn cho biết hiện nhà nước không cấm chuyện các hội trao bằng khen, khen thưởng. Tuy nhiên, việc khen thưởng phải được thực hiện đúng pháp luật. “Trong điều lệ của họ, cũng phải được Bộ Nội vụ cho phép làm việc đó. Nếu không, có nghĩa là trái luật”, ông Cẩn nói.
Theo điều 4 điều lệ Hội Nghệ nhân và Thương hiệu VN, phê duyệt kèm theo Quyết định số 244 /QĐ-BNV ngày 21.3.2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, được công bố trên trang web của hội này tại địa chỉ vata.org.vn: “Hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công thương và các bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật”.
Cũng tại điều lệ này, điều 24 quy định về khen thưởng ghi: “Tổ chức, đơn vị thuộc hội, hội viên có thành tích xuất sắc được hội khen thưởng hoặc được hội đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật. Ban chấp hành hội quy định cụ thể hình thức, thẩm quyền, thủ tục khen thưởng trong nội bộ hội theo quy định của pháp luật và điều lệ hội”. Như vậy, tại điều lệ hội không có việc hội này có thể “phong tặng” chức danh GS.
Về việc có nên cho phép một hội trao một chức danh rất dễ gây nhầm lẫn là GS âm nhạc hay không, ông Cẩn nói: “Cái đó là quá bậy. Các hội hoạt động độc lập nhưng phải chịu sự quản lý của bộ nào đó. Chẳng hạn, Bộ VH-TT-DL dù không phải cơ quan trực tiếp quản lý nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về hoạt động của các hội như liên đoàn bóng đá, hội di sản... Nếu các đơn vị này có vấn đề gì thì Bộ VH-TT-DL cũng phải có tiếng nói chứ không thể nói tôi có biết gì đâu được”.

TS Phan Đình Tân, người từng làm Chánh văn phòng Bộ VH-TT-DL, cho biết việc quản lý và phong danh hiệu nghệ nhân hiện nay do Bộ VH-TT-DL và Bộ Công thương quản lý. Trong đó, danh hiệu nghệ nhân liên quan đến tiểu thủ công nghiệp như đúc đồng, chạm bạc... do Bộ Công thương xét tặng. “Danh hiệu nghệ nhân trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật lại do Bộ VH-TT-DL xét tặng. Như vậy, có thể thấy rõ lĩnh vực âm nhạc không phải do Bộ Công thương cũng như Hội Nghệ nhân và Thương hiệu VN quản lý được”, ông Tân nói.

Về việc ca sĩ Ngọc Sơn trở thành GS âm nhạc, ông Tân cho rằng: “Lĩnh vực âm nhạc có Bộ VH-TT-DL, chuyên gia âm nhạc, Hội Nhạc sĩ VN... các hội chuyên ngành đánh giá. Việc phong tặng như thế vô hình trung làm rối loạn công tác quản lý của nhà nước, gây ra loạn bằng cấp chứng chỉ”.
         
   
   
Khi PV liên lạc qua điện thoại để tìm hiểu về việc Hội Nghệ nhân và Thương hiệu VN tặng bằng khen cho ca sĩ Ngọc Sơn, ông Lê Ngọc Dũng không trả lời và hẹn ngày 21.8 đến văn phòng của hội làm việc.
   
   
Dạ Ly- Trinh Nguyễn/TNO
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
14 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ca sĩ Ngọc Sơn làm giáo sư âm nhạc là điều vớ vẩn, một sự PR thiếu văn hóa?