Ngày 7.12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Sở Y tế TP.HCM phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép.

Bộ Y tế đề nghị TP.HCM điều tra việc mua bán thuốc điều trị COVID-19

Hồ Quang | 07/12/2021, 17:55

Ngày 7.12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Sở Y tế TP.HCM phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép.

Theo Bộ Y tế, hiện nay có thông tin thuốc điều trị COVID-19 đang được thử nghiệm lâm sàng tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM đang được các đối tượng rao bán cho người dân.

Cụ thể, lợi dụng tâm lý lo lắng và nhu cầu dự trữ thuốc điều trị COVID-19 và tình trạng thiếu hụt “túi thuốc C” (gói thuốc được cấp cho bệnh nhân COVID-19 có chứa thuốc Molnupiravir đang thử nghiệm lâm sàng), một số đối tượng trên địa bàn TP.HCM đã rao bán trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến các loại thuốc điều trị COVID-19 có dược chất Molnupiravir là thuốc đang được thử nghiệm lâm sàng, hoặc thuốc nước ngoài chứa dược chất Molnupiravir, Favipiravir chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

bo-y-te-de-nghi-tphcm-dieu-tra-viec-mua-ban-thuoc-dieu-tri-covid-19-hinh-anh(1).png
Có thông tin thuốc kháng vi rút Molnupiravir đang được thử nghiệm lâm sàng cho bệnh nhân F0 tại TP.HCM được rao bán trên mạng xã hội - Ảnh: PV

Bộ Y tế cho rằng việc mua, bán sử dụng các thuốc không được phép lưu hành trên thị trường này là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng chống dịch và nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế TP.HCM phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn TP như: Ban chỉ đạo 389 thành phố, Công an thành phố và các cơ quan chức năng khác kiểm tra, xác minh các thông tin liên quan đến mua, bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng và thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ thông qua mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác, xử lý nghiêm để răn đe các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Y tế phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn khẩn trương kiểm tra việc phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc điều trị Molnupiravir đang được thử nghiệm lâm sàng tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh thất thoát, thẩm lậu thuốc ra ngoài thị trường. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Rà soát, kiểm tra tình trạng thiếu hụt “túi thuốc C” tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Nếu có tình trạng thiếu hụt, Sở Y tế chủ động có giải pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt để kịp thời cung ứng đầy đủ thuốc cho bệnh nhân F0.

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế TP.HCM thông tin kết quả kiểm tra, xác minh, xử lý các trường hợp vi phạm (nếu có) cho báo chí theo thẩm quyền và báo cáo về Cục Quản lý Dược để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ.

Bài liên quan
Bộ Y tế lên tiếng về phương pháp định giá khám, chữa bệnh theo Thông tư 21
Theo Thông tư 21, các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng hồ sơ phương án giá theo phương pháp chi phí giữ nguyên cơ cấu giá và định mức đã ban hành, chỉ điều chỉnh yếu tố mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế đề nghị TP.HCM điều tra việc mua bán thuốc điều trị COVID-19