Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng nguyên nhân chính của việc dịch bệnh sởi bùng phát mạnh trong thời gian vừa qua là do chưa tiêm phòng vắc xin sởi. Vì vậy, muốn giải quyết tốt bệnh sởi phải thực hiện tốt công tác truyền thông, nắm đối tượng đầy đủ và tiêm vắc xin sởi.

Bộ trưởng Bộ Y tế: ‘TP.HCM nắm đối tượng tiêm vắc xin sởi còn lỏng lẻo’

Hồ Quang | 09/03/2019, 19:06

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng nguyên nhân chính của việc dịch bệnh sởi bùng phát mạnh trong thời gian vừa qua là do chưa tiêm phòng vắc xin sởi. Vì vậy, muốn giải quyết tốt bệnh sởi phải thực hiện tốt công tác truyền thông, nắm đối tượng đầy đủ và tiêm vắc xin sởi.

Nhiều lỗ hổng trong việc tiêm vắc xin sởi

Ngày 9.3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh sởi trên địa bàn TP.HCM. Tại đây, Bộ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Trạm y tế phường 15, quận 8 và công tác thu dung, điều trị cũng như tiêm phòngvắc xin sởi cho trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Theo Sở Y tế TP.HCM, tình hình dịch bệnh sởi trên địa bàn TP trong 2 tháng đầu năm 2019 diễn biến rất phức tạp. Chỉ mới 2 tháng đầu năm, số ca mắc sởi ở TP đã lên đến 2.634 ca, cao hơn nhiều so với cả năm 2018 vừa qua chỉ có 1.698 ca. Bệnh sởi đã xuất hiện ở 24/24 quận huyện và có mặt ở 285/319 phường - xã củathành phố.Trong đó, độ tuổi mắc sởi tập trung nhiều nhất là từ 1 tháng đến 5 tuổi, chiếm khoảng 40%.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng - Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, qua điều tra các đối tượng mắc sởi trên, có đến 97% là chưa tiêm phòng vắc xin sởi. Do đó, từ tháng 11.2018, Sở Y tế TP đã tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella (MR) cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi.

Qua thống kê số lượng trẻ trong độ tuổi trên chưa tiêm mũi 1 vắc xin sởi có khoảng 300.000 trẻ. Tuy nhiên, trong chiến dịch vừa qua chỉ mới tiêm được khoảng 53% số trẻ trên. Như vậy còn gần 140 nghìn trẻ trong độ tuổi trên chưa tiêm vắc xin mũi 1, không đạt mục tiêu mà TP đề ra là 95%.

“Sở dĩ không đạt được chỉ tiêu trênlà do nhiều trẻ hoãn tiêm vì chống chỉ định tiêm, một số trẻ thì gia đình nói đã tiêm nhưng chưa cung cấp tiền sử tiêm chủng. Do đó, trong thời gian tới TP sẽ tiếp tục khởi động lại chiến dịch tiêm vắc xin MR cho những trẻ hoãn tiêm vì chống chỉ định. Riêng những trẻgia đình nói đã tiêm mũi 1 rồi nhưng tiếp tục chưa cung cấp được tiền sử tiêm chủng thì sẽ tiến hành cho tiêm ngay”, ông Hưng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thăm hỏi một phụ huynh cócon mắc bệnh sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 - Ảnh: P.V

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện nay vấn đề tiêm chủng đang có nhiều lỗ hổng, nhất là những trẻ tiêm vắc xin sởi dịch vụ. “Hiện nay, tại các điểm tiêm vắc xin sởi dịch vụ đều tập huấn, hướng dẫn tiêm vắc xin sởi cho trẻ mũi 1 vào 12 tháng tuổi, mũi 2 phải từ 5 đến 6 tuổi. Trong khoảng thời gian dài dằng dặc trên chắc chắn trẻ sẽ bị mắc sởi. Vì thế, những trẻ tiêm vắc xin sởi dịch vụ vẫn cứ mắc sởi như thường”, bác sĩ Khanh lý giải và cho biết thêm cần phải có sự phối hợp giữa tiêm vắc xin dịch vụ và vắc xin tiêm chủng mở rộng.

Riêng về vấn đề tránh lây nhiễm sợi cho trẻ ở trong bệnh viện, bác sĩ Khanh cho rằng cần phải có sự huấn luyện để làm sao bác sĩ phát hiện trẻ mắc bệnh sởi từ rất sớm, để cách ly kịp thời. Nếu trẻ mắc sởi mà chậm trễ vài ngày thì sẽ lây “tràn đồng” cho cả bệnh viện.

Tập trung tiêm vắc xin sởi theo lịch

Theo PSG.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), hiện bệnh sởi đang có tốc độ lây lan nhanh nhất trong tất cả các bệnh truyền nhiễm. Do đó, chỉ cần 1 ca mắc bệnh sởi có thể xem như một ổ dịch.

Việc TP.HCM có đến 97% người mắc bệnh sởido chưa tiêm vắc xin sởi cho thấy vấn đề tiêm phòng sởi ở đây còn rất yếu. Muốn tiêm phòng sởi hiệu quả phải điều tra chính xác số trẻ chưa tiêm vắc xin sởi trên địa bàn.

“Việc làm này cần phải có chính quyền địa phương, chứ bản thân một mình ngành y tế không thể nào làm được. Tổ trưởng dân phố, ấp phải chịu trách nhiệm đến từng nhà thống kê chính xác số trẻ chưa tiêm; còn ngành y tế chịu trách tiêm vắc xin an toàn, hiệu quả”, ông Phu nói.

Ông Phu cũng cho biết hiện nay các cơ sở tiêm dịch vụ đang hướng dẫn cho trẻ tiêm vắc xin sởi mũi 1 phải đủ 12 tháng tuổi là hoàn toàn sai. Không phảivắc xin dịch vụ là phải tiêm khi trẻ đủ 12 tháng mới tạo được kháng thể. Điều này là hoàn toàn không đúng, Bộ Y tế đã có chỉ đạo về vấn đề này đối với các cơ sở tiêm vắc xin dịch vụ, và đề nghị thực hiện tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ vào lúc 9 tháng tuổi, mũi 2 là 18 tháng tuổi.

Bệnh nhi mắc sởi đang được điều trị tại bệnh viện - Ảnh: P.V

Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng nguyên nhân chính của việc bùng phát bệnh sởi như hiện nay ở TP.HCM là do người dân không được tiêm vắc xin sởi. Vì vậy, muốn giải quyết bệnh sởi phải thực hiện tốt công tác truyền thông, nắm đối tượng đầy đủ và tiêm vắc xin sởi.

Truyền thông phải đi trước một bước. Thực tế, trong thời gian qua, việc truyền thông vềtiêm phòng vắc xin đã làm khá tốt, vận động được người dân hiểu biết về việc tiêm vắc xin.

Tuy nhiên, vấn đề điều tra, nắm đối tượngtiêm vắc xin sởi của ngành y tế TP còn lỏng lẻo, bỏ sót. “Ngay cả số trẻ mà TP.HCM thống kêchưa tiêm vắc xin sởi mũi 1 tôi e ngại vẫn còn bỏ sót nhiều”, bà Tiến nói.

Bà Tiến cho rằng vấn đề chính của tiêm vắc xin cho trẻ là tiêm theo lịch, tiêm thường xuyên, chứ không phải tiêm trong các chiến dịch. Việc tiêm trong các chiến dịch chỉ là bổ sung, không nên mất quá nhiều thời gian vào đó, phải tập trung vào tiêm theo lịch, tiêm thường xuyên cho trẻ.

Bà Tiến cũng lưu ý ngành y tế TP.HCM phải làm sao tổ chức tiêm vắc xin sởi thường xuyên mỗi tuần tại trạm y tế nhằm giải quyết cho những trẻ hoãn tiêm vì chống chỉ định. Vì thực tế trong chiến dịch tiêm vắc xin MR vừa qua tại TP.HCM có hơn 6% trẻ hoãn tiêm vì chống chỉ định.

Hồ Quang
Bài liên quan
Bộ Y tế lên tiếng về phương pháp định giá khám, chữa bệnh theo Thông tư 21
Theo Thông tư 21, các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng hồ sơ phương án giá theo phương pháp chi phí giữ nguyên cơ cấu giá và định mức đã ban hành, chỉ điều chỉnh yếu tố mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Bộ Y tế: ‘TP.HCM nắm đối tượng tiêm vắc xin sởi còn lỏng lẻo’