Hãng đồ chơi Mattel dường như đã bỏ đi một mẫu búp bê Barbie châu Á trong bộ sưu tập được phát hành gần đây để kỷ niệm Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 cho dù Nhật Bản là nước đăng cai Thế vận hội năm nay.

Bỏ mẫu Barbie châu Á, hãng sản xuất búp bê bị chỉ trích phân biệt chủng tộc

Đan Thuỳ | 09/08/2021, 17:07

Hãng đồ chơi Mattel dường như đã bỏ đi một mẫu búp bê Barbie châu Á trong bộ sưu tập được phát hành gần đây để kỷ niệm Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 cho dù Nhật Bản là nước đăng cai Thế vận hội năm nay.

Những mẫu búp bê Barbie kỷ niệm Thế vận hội Olympic Tokyo được công bố lần đầu tiên vào tháng 2.2020 và chính thức khởi bán vào cuối tháng 7. Nhà sản xuất Mattel hy vọng búp bê Barbie mang phong cách thể thao này sẽ truyền cảm hứng cho trẻ em trên toàn cầu thực hiện giấc mơ Olympic, giành được những huy chương vàng danh giá.

Bộ sưu tập đặc biệt này có 5 mẫu búp bê đại diện cho các môn thể thao mới được thêm vào Thế vận hội Olympic năm nay như bóng chày, leo núi, karate, trượt ván và lướt sóng.

Bên cạnh trang phục thể thao nổi bật, những con búp bê còn có áo khoác và huy chương vàng bằng nhựa. Chúng là một phần trong thỏa thuận cấp phép chính thức với Ủy ban Olympic Quốc tế và Olympic Tokyo 2020.

anh-chup-man-hinh-2021-08-09-luc-16.48.15.png
Những mẫu búp bê Barbie kỷ niệm Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 - Ảnh: SCMP

Tuy nhiên, bộ sưu tập này của hãng lại bị dư luận chỉ trích vì sự thiếu vắng của búp bê đại diện cho châu Á, đặc biệt là khi Thế vận hội lại được diễn ra tại Tokyo, một thành phố của châu Á.

Jenna Wong, một người Mỹ gốc Hoa nói với South China Morning Post rằng cô nhận thấy sự thiếu sót này gây cảm giác khó chịu. “Mattel làm bộ sưu tập búp bê Barbie để kỷ niệm Thế vận hội Olympic Tokyo vậy mà lại thiếu đi mẫu búp bê tượng trưng cho đất nước đăng cai sự kiện này. Điều này thật đáng thất vọng trong khi có tận hai mẫu búp bê da trắng tóc vàng trong bộ sưu tập”, Wong chia sẻ

Wong cũng nhấn mạnh rằng, tại Mỹ đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng đáng kể sự thù ghét nhằm vào người Mỹ gốc Á hoặc người châu Á và đây là một ví dụ khác về việc người châu Á bị phân biệt đối xử trong xã hội.

Drue Kataoka, một nghệ sĩ thị giác người Mỹ gốc Nhật đã viết trên Twitter: “Mattel khiến người Mỹ gốc Á trở nên vô hình trong khi chào hàng ‘dòng búp bê đa dạng nhất từ trước đến nay’”.

anh-chup-man-hinh-2021-08-09-luc-16.48.23.png

Cô cũng nói thêm rằng Sunisa Lee, một người Mỹ gốc Á đã trở thành ngôi sao đột phá của Thế vận hội năm nay khi giành chức vô địch toàn năng thể dục dụng cụ nữ.

Hiện hãng Mattel chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về sự việc này.

Mattel từng bị chỉ trích vì thiếu đa dạng trong việc sản xuất các mẫu búp bê Barbie khi hầu hết chúng được làm theo tiêu chuẩn người da trắng. Doanh số bán hàng sụt giảm trong những năm gần đây buộc Mattel phải sản xuất những mẫu búp bê đa dạng hơn.

Vào năm 2015, hãng đã giới thiệu mẫu búp bê với màu da và màu tóc mới để đáp ứng sự sụt giảm 20% doanh số bán hàng từ năm 2012-2014. Vào năm 2016, thương hiệu đã trình làng ba kiểu dáng mới gồm nhỏ nhắn, cao và trung bình. Vào năm 2019, hãng ra mắt thêm mẫu búp bê Barbie ngồi trên xe lăn.

Doanh số bán búp bê Barbie đã phục hồi đáng kể trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát. Nhiều phụ huynh nói với tờ The Wall Street Journal rằng họ mua những con búp bê này là cách để ngăn con cái sử dùng điện thoại quá nhiều.

Trong một thông cáo báo chí chính thức trên trang web của mình, Mattel nói rằng họ “tin tưởng vào sức mạnh của sự đại diện” và “cam kết tiếp tục mang đến những giá trị cho trẻ em ngày nay".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bỏ mẫu Barbie châu Á, hãng sản xuất búp bê bị chỉ trích phân biệt chủng tộc