UBND tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ trương khảo sát 5 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất 14.200 MW.

Bình Thuận tập trung nhiều dự án điện gió ngoài khơi công suất lớn

Thu Anh | 01/11/2020, 13:39

UBND tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ trương khảo sát 5 dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất 14.200 MW.

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về các dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam và Bộ Công Thương cũng đã nhận được rất nhiều đề nghị bổ sung quy hoạch điện gió của các tỉnh, thành phố Trung ương, với tổng công suất lên đến gần 90.000 MW, trong đó dự án điện gió trên biển khoảng 57.000 MW.

dien-gio.jpg
Ảnh: Internet

Về chủ trương phát triển điện gió ngoài khơi, kết quả nghiên cứu đưa ra 25 vị trí điện gió ngoài khơi với công nghệ móng cố định và 17 vị trí điện gió ngoài khơi với công nghệ móng nổi. Trong đó, khu vực tỉnh Bình Thuận được xác định có 4 vị trí phù hợp để phát triển điện gió ngoài khơi với công nghệ móng cố định.

Với các dự án điện gió ngoài khơi đang đề nghị chủ trương khảo sát/bổ sung quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, ngoài dự án điện gió ngoài khơi Thăng Long Wind đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương khảo sát với quy mô 3.400 MW, theo văn bản của Bộ Công Thương, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ trương khảo sát 5 dự án điện gió ngoài khơi khác với tổng công suất 14.200 MW.

Cụ thể, dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với tổng công suất 3.500 MW theo đề xuất của Công ty CP Năng lượng Dầu khí Châu Á (đại diện Liên danh Nhà đầu tư Công ty CP Năng lượng Dầu khí Châu Á, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners, Công ty TNHH Novasia Energy).

Đối với dự án điện gió ngoài khơi La Gàn, ngày 28.10, liên danh phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn (Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners - CIP, Công ty CP Năng lượng Dầu khí Châu Á và Công ty TNHH Novasia Energy) đã ký kết 2 hợp đồng khảo sát địa điểm chính - trị giá khoảng 5 triệu USD, bao gồm Hợp đồng LiDAR Nổi và Hợp đồng Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA).

Trong đó, Hợp đồng LiDAR Nổi được trao cho AXYS Technologies, một công ty công nghệ hàng đầu thế giới với 46 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giải pháp dữ liệu gió và đại dương. 

Thông qua hợp đồng này, dự án La Gàn sẽ bắt đầu triển khai lắp đặt thiết bị đo sóng và gió công nghệ tiên tiến nhất ở ngoài khơi tỉnh Bình Thuận và sẽ trở thành một trong những dự án quy mô lớn đầu tiên đo điều kiện sóng và gió trong khu vực.

pic-8.jpg
Lễ ký kết vừa diễn ra vào ngày 28.10 - Ảnh: BTC

Hợp đồng Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA) được trao cho tập đoàn NIRAS, một tập đoàn có công ty mẹ tại Đan Mạch với nhiều kinh nghiệm đánh giá các tác động môi trường và xã hội cho các dự án điện gió ngoài khơi trên toàn cầu.

Ngoài dự án trên, theo văn bản của Bộ Công Thương, trong những dự án mà UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị còn có dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Bình Thuận với công suất dự kiến 5.000 MW của Liên danh nhà đầu tư do Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình làm đại diện; dự án điện gió ngoài khơi Hàm Thuận Nam với tổng công suất 900 MW theo đề xuất của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi; dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Phong tổng công suất 1.000 MW theo đề xuất của Công ty CP Zarubezhneft và Công ty DEME Concessions Wind. Và thứ 5 là dự án điện gió biển Cổ Thạch với tổng công suất 2.000 MW theo đề xuất của Nhà đầu tư Công ty CP Đầu tư HLP.

 

Bài liên quan
Việt Nam có thể đi đầu trong phát triển điện gió ngoài khơi?
Mới đây, tổ chức Sáng kiến Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIET) phối hợp với Văn phòng Đại diện Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) tại TP.HCM và Hiệp hội Điện gió Tỉnh Bình Thuận (BWEA) tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió ở Việt Nam”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình Thuận tập trung nhiều dự án điện gió ngoài khơi công suất lớn