Trong 10 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 48,5 nghìn, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 9,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Bình quân một tháng có 9.700 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

Lam Thanh | 29/10/2021, 10:00

Trong 10 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 48,5 nghìn, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 9,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi, những tín hiệu tích cực trong tình hình đăng ký doanh nghiệp cho thấy sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp trong việc Chính phủ chuyển hướng chiến lược phòng chống dịch COVID-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả.

Số doanh nghiệp thành lập mới tháng 10.2021 tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với tháng trước. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 29,8% so với tháng trước.

Cụ thể, trong tháng 10.2021, cả nước có 8.233 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 108,6 nghìn tỉ đồng, tăng 111,2% về số doanh nghiệp. Trong tháng, cả nước còn có 4.304 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 29,8% so với tháng trước.

Ngoài ra, có 3.492 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 55,9% và tăng 6%; có 3.048 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 21,5% và giảm 14,8%; có 806 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 33% và giảm 43%.

Tính chung 10 tháng năm 2021, cả nước có 93,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; 35,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

dn.jpg
Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng so với cùng kỳ năm trước

Trong 10 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 48,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước; 35 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 15,7%; 13,6 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,8%. Bình quân một tháng có 9,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

CPI tháng 10 giảm 0,2%

Cũng theo báo cáo của cơ quan thống kê, nhiều địa phương nới lỏng giãn cách giúp sự lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Nhu cầu tích trữ hàng tiêu dùng của người dân giảm, đồng thời nguồn cung hàng hóa được đảm bảo khiến giá lương thực, thực phẩm trong tháng giảm.

Ngoài ra, nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt giảm khi thời tiết sang thu và giá thuê nhà tiếp tục xuống thấp nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong đại dịch là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10.2021 giảm 0,2% so với tháng trước, tăng 1,67% so với tháng 12.2020.

Tình chung 10 tháng năm 2021, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 10 tháng tăng 0,84%.

CPI tháng 10.2021 giảm 0,2% so với tháng trước; tăng 1,67% so với tháng 12.2020 và tăng 1,77% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 10 tháng năm 2021 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Lạm phát cơ bản tháng 10.2021 giảm 0,17% so với tháng trước, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng năm nay tăng 0,84% so với cùng kỳ năm 2020.

Sản xuất công nghiệp khởi sắc

Báo cáo cho biết sản xuất công nghiệp trong tháng 10 khởi sắc khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước được khôi phục trong trạng thái bình thường mới.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2021 ước tính tăng 6,9% so với tháng trước và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 10.2021 ước tính tăng 6,9% so với tháng trước và giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 7,2%; ngành chế biến, chế tạo giảm 1,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,5%.

Chỉ số sản xuất 10 tháng năm 2021 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp 2 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 25,1%; sản xuất xe có động cơ tăng 12,5%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 10,5%; dệt tăng 7,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 6,4%; sản xuất trang phục và hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu cùng tăng 5,1%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 4,3%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 19,2%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 13,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 8,7%; sản xuất đồ uống giảm 5,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,4%.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
41 phút trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình quân một tháng có 9.700 doanh nghiệp rút khỏi thị trường