Sau khi ngân hàng Vietcombank giảm mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng xuống thấp nhất thị trường còn 5,3%/năm, ngày 11.10, ba ngân hàng còn lại trong nhóm "big 4" đồng loạt hạ lãi suất về mức này.

'Big 4' ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục

Tuyết Nhung | 11/10/2023, 17:42

Sau khi ngân hàng Vietcombank giảm mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng xuống thấp nhất thị trường còn 5,3%/năm, ngày 11.10, ba ngân hàng còn lại trong nhóm "big 4" đồng loạt hạ lãi suất về mức này.

Sau khi ngân hàng Vietcombank giảm lãi suất, ngày 11.10, ba ngân hàng còn lại trong nhóm "big 4" (Agribank, Vietinbank, BIDV) cũng đồng loạt hạ thêm lãi suất huy động, đưa lãi suất kỳ hạn 12 tháng xuống 5,3%/năm. Đây là mức thấp hơn cả giai đoạn dịch COVID-19.

lai-suat.jpg
4 ngân hàng có vốn Nhà nước đều đã giảm lãi suất huy động xuống mức thấp hơn giai đoạn dịch COVID-19 - Ảnh: IT

Cụ thể, ngân hàng Agribank công bố biểu lãi suất mới, điều chỉnh giảm 0,2% tại các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên. Cụ thể, kỳ hạn từ 3 tháng đến 5 tháng giảm từ 3,5% xuống 3,3%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến 11 tháng giảm từ 4,5% xuống 4,3%/năm; lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên là 5,3%/năm. Vietinbank và BIDV công bố mức lãi suất tương tự. Đây cũng là các mức lãi suất mà ngân hàng Vietcombank áp dụng vào ngày 3.10 trước đó.

Như vậy, sau hơn 1 tuần ngân hàng Vietcombank giảm lãi suất huy động, toàn bộ nhóm ngân hàng "big 4" đều đã giảm lãi suất huy động xuống mức thấp lịch sử. Nhóm ngân hàng này đã từng niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở mức 5,5%/năm suốt giai đoạn từ tháng 7.2021 đến tháng 7.2022.

Đây cũng là lần thứ hai trong tháng, các ngân hàng trong nhóm "big 4" giảm lãi suất huy động. Động thái của nhóm ngân hàng này được cho là sẽ mang tính tiên phong để các ngân hàng tư nhân giảm thêm lãi suất huy động trong thời gian tới.

Động thái hạ lãi suất mạnh phần nào giúp các ngân hàng tiết giảm chi phí đầu vào, từ đó có thể kéo giảm lãi suất cho vay với khách hàng. Xu hướng này được cho là phù hợp với mục tiêu giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ phục hồi kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Cuối năm ngoái, lãi suất tiết kiệm từng tăng tới 11-12%/năm trong bối cảnh nhiều ngân hàng chạy đua huy động vốn.

Lãi suất huy động trên thị trường liên tục giảm vài tháng qua cũng trong bối cảnh hệ thống ngân hàng thừa tiền vì tăng trưởng tín dụng ảm đạm. Đến ngày 29.9, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,7 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 6,9% so với đầu năm, có sự phục hồi so với các tháng trước đó song vẫn thấp chỉ bằng một nửa nếu so với cùng kỳ năm trước và chưa bằng 1/2 mục tiêu định hướng cả năm nay là 14-15%.

So với thời điểm đầu năm, lãi suất tiền gửi ngân hàng đã giảm mạnh mẽ, thậm chí có những ngân hàng giảm một nửa nhưng người dân vẫn đang tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng với số lượng lớn.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 7, số tiền được gửi vào ngân hàng đạt 6,4 triệu tỉ đồng, tăng 8,93% so với cuối năm ngoái. Trong khi đó, tiền gửi vào các tổ chức kinh tế đạt 5,9 triệu tỉ đồng, giảm 0,74% so với cuối năm ngoái.

Bài liên quan
Lãi suất giảm, tỷ giá bùng lên: Quan hệ biện chứng cần có sự cân bằng
Lãi suất có quan hệ biện chứng với tỷ giá, nếu lãi suất giảm thấp thì khả năng tỷ giá sẽ lại bùng lên. Vì vậy phải tìm được điểm cân bằng giữa lãi suất và tỷ giá.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Big 4' ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục