Nghị sĩ đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia phát biểu trước đám đông khẳng định không để Thủ tướng Hun Sen hù dọa. Hành vi đe dọa bằng quân đội và vũ lực của ông Hun Sen không làm phe đối lập chùn tay mà còn bị quốc tế lên án.

Bị ông Hun Sen hăm dọa, phe đối lập vẫn quyết tổ chức biểu tình

Tuấn Anh | 15/09/2016, 18:57

Nghị sĩ đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia phát biểu trước đám đông khẳng định không để Thủ tướng Hun Sen hù dọa. Hành vi đe dọa bằng quân đội và vũ lực của ông Hun Sen không làm phe đối lập chùn tay mà còn bị quốc tế lên án.

Báo The Cambodia Daily ngày 15.9 đưa tinmặc dù bị Thủ tướng Hun Sen chỉ đạođưa binh lính đến đe dọa nhưng đảngCứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập vẫn quyết tâm theo đuổi kế hoạch tổ chức biểu tình lớn tại thủ đôPhnom Penh.

Trước đó vào tối 12.9, hàng chục xe tải chở binh lính và ca nô có trang bị súng máy đãbao vây trụ sở CNRP trong nhiều giờ liền. Sự việc xảy ra do tuần trước CNRP tuyênbố sẽtổ chức biểu tình để phản đối án tù dành cho Phó chủ tịch CNRP Kem Sokha.

Trong tối 12.9, Thủ tướng Hun Sen đã lên tiếng trên Facebook sẽ tiêu diệt mọi thế lực trong nước đangphá hoại trật tự xã hộivà cảnh báo người dân không được “nghiện các vụ biểu tình”.

Phó chủ tịch CNRP Kem Sokha đã bịkết án 5 tháng tù vào ngày 9.9 vì từ chối đến trình diện tại tòa án.

Nghị sĩ CNRP tuyên bố không chùn bước

Phản ứng lại hành động răn đe của Thủ tướngHun Sen, ngày 14.9,nghị sĩSon Chhay thuộcCNRP phát biểu trước đám đông ủng hộ rằngđảng của ông sẽkhông đểbị chính phủhù dọa.

Ông nói: “Hành động đe dọa của chính phủ không làm cho chúng tôi lo lắng. Trò sử dụng quân đội để dọa nạt là hành động phi pháp”. Ông cho rằng quân đội có nghĩa vụ bảo vệ an ninh và lãnh thổ quốc gia, trong khi đó lại bị chính phủ lấy ra làm vũ khí để đe dọa chính người dân trong nước.

Vào ngày 31.8, quân độitừng có hành động tương tự khi đưa máy bay trực thăng quân sự, thuyền máy có trang bị súng và binh lính đến bao vây trụ sở của CNRP.

Binh lính bao vây trụ sở CNRP ngày 31.8 - Ảnh: The Cambodia Daily

Ông Chhay nói thêm: “Hành động này không giúp ích được gì cho quốc gia lẫn chính phủ Campuchia. Hình ảnh cácmáy bay trực thăng quân sự lượn lờ trên bầutrời sẽ bị người dân chụp lại và đăng lên mạng cho cả thế giới thấy. Quốc tế sẽ lên ánnhà nước Campuchia là một chính phủ quân sựchuyên chế”.

CNRP cho biết sẽ tổ chức một sự kiện vào ngày 23.10 để kỷ niệm 25 năm ngày ký kết thỏa thuận Paris năm 1991 đánh dấu kết thúc chiến tranh biên giới Tây Nam. Ông Chhay cho biết sự kiện này không liên quan đến cuộcbiểu tình lớn được CNRP lên kế hoạch tổ chức trước đó.

Hiện CNRP vẫn chưa cho biết chính thức cuộcbiểu tình lớnsẽ diễn ra vào ngày nào.

Chuyên giaphân tích chính trị độc lập Meas Ny cho rằng CNRP không cólựa chọn nào khác ngoài việc sẽ phải tiếp tục theo đuổi kế hoạch tổ chức biểu tình. Theo nhận định của ông, thái độ hùng hổ của chính phủ và phe đối lập trong thời gian qua đã đẩy xã hội Campuchia vào cảnh phải sốngtrong lo sợ.

Ông Meas Ny nói: “Phe đối lập dường như đã đi vào thế bí và không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tổ chức biểu tình để liên kết người dân. Trong khi đó, chính phủ hiện tại cũng không còn cách nào khác nên sẽ phải dùng quân đội để ngăn cản người dân biểu tình”.

Quốc tế lên án hành vi bạo lực ở Campuchia

BáoThe Sydney Morning Herald(Úc) đã nhắc lại một số vụ đảng đối lập ở Campuchia bị trấn áp.Điển hình là vụ ném 4 trái lựu đạn vào đám đông tại một buổi mít tinh do thủ lĩnh CNRP Sam Rainsy tổ chức vào năm 1997 làm16 người chết và 120 người bị thương.

Vào tháng 5.2016, 3 thành viên thuộc đội cảnh vệ 3.000 người của ông Hun Sen bị kết án 1 năm tù vì đã tấn công 2 nghị sĩ đối lập. 2 nạn nhân bị các cảnh vệ lôi ra khỏi xe của họ và bịđánh đến ngất xỉu ngay bên ngoài trụ sở Quốc hội Campuchia.

Lần này,Mỹ và Liên Hợp Quốcđã thể hiện thái độlo ngại trước những hành động hăm dọa đối với các nghị sĩ đối lập, những người ủng hộ phe đối lập và người dân tham gia biểu tình ôn hòa ở Campuchia.

Quốc hội Mỹ trong tuần qua đã kêu gọi ông Hun Sen “chấm dứt mọihành động đe dọa phe đối lập”đồng thời hủy bỏ các bản án “có động cơ chính trị” dành cho thành viên đối lập trong Quốc hội Campuchia.

2 thành viên Quốc hội thuộc đảng CNRP bị lực lượng cảnh vệ của ông Hun Sen đánh trọng thương vào tháng 5.2016 - Ảnh Human Rights Watch

Chủ tịch Ủyban Đốingoại của Quốc hội Mỹ Ed Royce lên án chính phủ Campuchia đang ra sức triệt tiêu phe đối lập và những người hoạt động chính trị bằng cáchbỏ tù và đánh đập những ai dám chống lại chế độ.

Văn phòng Cao ủy LiênHợpQuốcvề nhân quyền (OHCHR) vào tuần trước đãđưa ra thông cáo cho rằng hành động răn đe bằng vũ lực của chính phủ Campuchiacùng với các phát biểu của quân đội Campuchia là “rất đáng lo ngại”.

Ngoài Phó chủ tịch Kem Sokha đang phải đối mặt với án tù giam, 29 người khác là thành viên CNRP hoặc những người ủng hộ đảng nàyđang bị truy tố, trong đó 14 người đã bị xét xử và kết án tù rất nặng.

Văn phòng Cao ủy LiênHợpQuốcvề nhân quyền nhận định: “Cácchứng cứ kết tội không thuyết phục cũng như quy trình truy tố có nhiều sai sót gây ra lo ngại lớn về tính công bằng của tòa án Campuchia”.

BáoThe Sydney Morning Herald(Úc) cho rằng hiện nay mức độ tín nhiệm của người dân Campuchia dành cho Thủ tướngHun Sen ngày càng giảm sút.

Giới phân tích cho rằng người dân có học thứctrong nướcđang ngày càng phẫn nộ hơn trước tình trạng tham nhũng tràn lan trong chính phủ cũng như khả năng quản lý kém của nhà nước đã đẩy hàng triệu người lâm vào cảnh đói nghèo.

Vào kỳ tranh cử năm 2013, đảng Nhân dân Campuchia của ông Hun Sen đã phải rất vất vả mới giữ được 68 trên tổng số 123 ghế trong Quốc hội.

Huỳnh Hy
Bài liên quan
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới
Nhận lời mời của Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary và Chủ tịch Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á Chung Eui-yong, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IP

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
9 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị ông Hun Sen hăm dọa, phe đối lập vẫn quyết tổ chức biểu tình