Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, lúc 14 giờ, 19.8 tâm bão trên đất liền Hải Phòng và Thái Bình, gió mạnh cấp 9 (90 km/giờ), giật cấp 10-12.

Bão số 3 đổ bộ vào đất liền, nhiều ki ốt Quất Lâm tốc mái

Tiến Chính - Hà Nhi | 19/08/2016, 15:32

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, lúc 14 giờ, 19.8 tâm bão trên đất liền Hải Phòng và Thái Bình, gió mạnh cấp 9 (90 km/giờ), giật cấp 10-12.

Các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình đang có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-12. Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thái Bình nước dâng do bão kết hợp thủy triều cao 3,0-3,5 m.Các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8.Khu vực Hà Nội có gió giật cấp 6-8 và mưa 100-200mm.Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 10-12.Tại vùng biển 2 huyện: Thái Thụy, Tiền Hải tỉnh Thái Bìnhtrời đang mưa nặng hạt kèm gió giật mạnh cấp 6 – 7. Lượng mưa đo được tại đây trung bình đạt 141mm.

Quất Lâm chìm trong bão - Ảnh: Duy Cảnh - VNE

Tại bãi biển Quất Lâm (Nam Định), nếu như 9h sáng nước biển cách bờ kè 15 m, nhưng lúc này đã dâng lên cao 2 m. Nước biển dự báo còn tiếp tục dâng lên và khả năng gây ngập sâu một mét cho khu vực ven biển. Nhiều kiốt ven biển Quất Lâm đã bi gió cuốn bay mái.

Hình ảnh phòng chống bão tại Bắc bộ

Công tác phòng chống bão số 3 tại tỉnh Thái Bình được tiến hành hết sức khẩn trương trước khi cơn bão số 3 đổ bộ

Trước đó, tại cuộc họp phòng chống cơn bão số 3, UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu Ban PCLB tỉnh, các huyện, lực lượng bộ đội biên phòng tỉnh và các xã vùng ven biển khẩn trương rà soát, tổng hợp số lượng lao động canh coi trên các chòi ngao, lao động lưu động trên biển, tìm mọi giải pháp để tiếp cận bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động người dân vào nơi trú ẩn, trường hợp cố tình chống đối phải tiến hành cưỡng chế di dời ngay, tuyệt đối không để người dân nào còn ở lại biển. Bố trí, sắp xếp phương tiện tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn, không được để người dân ở lại trên tàu thuyền khi bão độ bộ vào.

Tại Nam Định, người dân làm thành các thanh chắn che cho ngôi nhà trước khi bão số 3 ập đến

Đến sáng 19.8, 100% chòi ngao không còn lao động ở đó. Đồng thời, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão của tỉnh Thái Bình đã rất quyết liệt trong việc di dời hơn 10.000 người dân ngoài đê chính vào trong bờ, di chuyển hơn 13.000 người dân ở các chòi yếu tới nơi an toàn.Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 1, đối với cơn bão số 3, Chỉ huy BĐBP tỉnh chỉ đạo các đơn vị trạm kiểm soát quyết liệt hơn, không cho tàu thuyền ra khơi và thực hiện nghiêm lệnh cấm biển đã được triển khai từ chiều 17.8.

Các lực lượng chức năng chặn xe máy, phương tiện thô sơ qua cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh)

Tại Quảng Ninh,do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ 8 giờ sáng nay 19.8, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, đơn vị quản lý cầu Bãi Cháy đã cấm các phương tiện xe máy, xe thô sơ lưu thông trên cầu.Công ty TNHH MTV quản lý cầu phà Quảng Ninh đã bố trí ô tô chở người và phương tiện thô sơ, xe máy qua cầu Bãi Cháy để đảm bảo an toàn. Nhiều nơi có tàu phà qua lại các lực lượng an ninh đã rào chắn các thanh barrie để không cho phương tiện qua lại, ảnh hưởng đến người và của.

Tại Thanh Hóa, trong sáng ngày19.8, phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã dẫn đầu đoàn kiểm tra đến đôn đốc công tác phòng chống bão số 3 ở tỉnh này. Trực tiếp đi thị sát một số khu vực xung yếu ven biển và tuyến đê biển tại huyện Hoằng Hóa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu cần cảnh giác trước diễn biến bất thường của thời tiết, đặc biệt là trong mùa mưa bão, điển hình như cơn bão số 1 vừa qua. “Chúng ta tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong việc triển khai các biện pháp phòng chống bão số 3. An toàn của người dân là trên hết. Sau khi đã di dời người dân ở khu vực nguy hiểm, các đầm nuôi thủy sản cần tiếp tục rà soát để bảo đảm không còn người còn sót lại, ở lại”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trực tiếp xuống huyện Hoằng Hóa để chỉ đạo phòng chống bão số 3 vào sáng 19.8

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết ngay tối 18.8, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì cuộc họp với các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và 6 huyện, thị xã ven biển để chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3, kiên quyết không để thiệt hại về người. “Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông tin cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân. Kiên quyết không để xảy ra thiệt hại do chủ quan”, ông Nguyễn Đức Quyền nêu cam kết của tỉnh Thanh Hóa.

Mưa gây lũ lụt tại huyện Bá Thước, Thanh Hóa

Tại Nam Định, đến sáng ngày 19.8 đã có khoảng gần 6 nghìn lao động đánh bắt thủy sản đã đưa thuyền trở về neo đậu, trú bão an toàn. Ngoài ra, hơn 2.100 hộ dân sống ở ven sông, cửa biển với khoảng 5.500 người đang bắt đầu công tác di dời. Theo chủ trương và báo cáo của tỉnh Nam Định, công tác di dân đã được hoàn thành trước 10 giờ sáng nay.

Tiến Chính - Hàm Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bão số 3 đổ bộ vào đất liền, nhiều ki ốt Quất Lâm tốc mái