Lâu nay, trên dư luận vẫn thường xuyên phản ảnh về những việc làm của các cơ quan chức năng mà thoạt nghe có vẻ như “đúng quy trình” nhưng nhìn kỹ thì “dường như có dấu hiệu sai phạm”, để lại hậu quả không nhỏ cho người dân và đất nước.

Kỳ 1: Hoạt động 'bình thường' của Chi cục QLTT tỉnh Bình Dương

Hữu Phú | 19/08/2016, 10:12

Lâu nay, trên dư luận vẫn thường xuyên phản ảnh về những việc làm của các cơ quan chức năng mà thoạt nghe có vẻ như “đúng quy trình” nhưng nhìn kỹ thì “dường như có dấu hiệu sai phạm”, để lại hậu quả không nhỏ cho người dân và đất nước.

Mới đây, tòa soạn báo Một Thế Giới đã nhận được thư kêu cứu của một doanh nghiệp kinh doanh ngành gas tại tỉnh Bình Dương gửi đến phản ánh một việc làm “thông thường” của Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh này nhưng lại khiến chủ doanh nghiệp bức xúc tột độ và không thể không kêu cứu, dù phải chấp nhận đối đầu với cơ quan có chức năng có thể gây khó khăn rất nhiều cho công việc kinh doanh của mình về sau.
Đây thực sự là một vấn đề thời sự đáng quan tâmtrong bối cảnh Nhà nước đang nỗ lựcxây dựng một chính phủ kiến tạo phát triển và ra sức cải thiện môi trường kinh doanh nhằm làm cho nền kinh tế trở lại khởi sắc…

Đơn kêu cứu của Công ty TNHH Long Thuận

Theo đơn kêu cứu ký ngày 11.8.2016 của Công ty TNHH Long Thuận có địa chỉ trú đóng tại nhà số27/11 đường ĐT743, khu phố Đông Chiêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, sự việc diễn biến như sau:

Vào khoảng 6 giờ 45ngày 19.6.2016, Đội quản lý thị trường (QLTT) số 9 kết hợp cùng Đội 4 Công an kinh tế - chống buôn lậu (PC46, Công antỉnh Bình Dương) đã tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Long Thuận. Khi nhân viêncông ty vừa mở cổng, tổ kiểm tra đã tự tiện chạy 2 xe vào trong khuôn viên, yêu cầutoàn bộ nhân viên của Công ty TNHH Long Thuận ra ngoài và lục soát khắp nơi. Khoảng 10 phút sau, ông Nguyễn Đức Tuấn – Đội trưởng đội QLTT số 9, Chi cụcQLTT tỉnh Bình Dươngmới yêu cầu mời Giám đốc Công ty. Bà Giám đốcPhạm Thị Ngọc Mai đã ra tiếp đoàn kiểm tra, đồng thời hỏi về quyết định kiểm tra. Đến lúc này, ông Nguyễn Đức Tuấn đứng giữa sân công ty đọc “Quyết định kiểm tra đột xuất”số 0223919/QĐ-KT do ông Trần Văn Tùng – Chi cục trưởng Chi cục QLTT Bình Dươngký ngày 18.6.2016.

Tuy trúng vào ngày nghỉChủ nhật, nhưng Công ty TNHH Long Thuận đã xuất trình kịp thời, đầy đủ, gần như chính xác các loại giấy tờ theo yêu cầu của đoànkiểm tra. Do đã chuẩn bị trước cho hoạt động kiểm tra, phía kiểm tra cũng mời sẵn đông đủ đại diện chủ sở hữu các thương hiệu gas đang hiện diện trên kho bãi của Công ty TNHH Long Thuận để phối hợp kiểm tra hàng giả. Kết thúc buổi làm việc, lực lượng kiểm tra ghi nhận và kết luận trong biên bản làm việc với nội dung: “tất cả chứng từ, giấy tờ hành chính đầy đủ”. Đoàn không đưa rakết luận vi phạm gì.

Bà Phạm Thị Ngọc Mai - Giám đốc Công ty TNHH Long Thuận rất bức xúc về những điều không bình thường mà đoàn kiểm tra của Chi cục QLTT tỉnh Bình Dương thực hiện với công ty mình. (Ảnh: Hữu Phú)

Thế nhưng, dù “tất cả chứng từ, giấy tờ hành chính đầy đủ” và không bị kết luận vi phạm gì ngay tại chỗ, Công ty TNHH Long Thuận vẫn bị cơ quanchức năng lập biên bản tạm giữ và mang đi 3.225 chai LPG (chai là từ chuyên dụng, để chỉ bình, chai LPGtứcvỏ bình gas rỗng,không có gas lỏng) và 278 LPG chai (bình gas có gas) với lý do ghi trong biên bản là “mang về để làm rõ”. Việc chở 3.503 bình gas (gồmcả có và không có gas) về kho của cơ quan chức năng diễn ra ồn ào, ầm ĩsuốt từ 12 giờ trưa đến 12 giờ đêm cùng ngày khiến những người không hiểu thực chất vụ việccứ tưởng đây là một vụ vi phạm rất lớn, chấn động giới kinh doanh ngành gas Bình Dương…

Những diễn biến bất thường từ cơ quan chức năng

Theo trình bày của Công ty TNHH Long Thuận, gần 2 tháng sau, cơ quan QLTT tỉnh Bình Dương vẫn trong quá trình xác minh, làm rõ, chưa ra quyết định xử lý vi phạm. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau khi vụ kiểm tra diễn ra, cơ quan này đã phát đi công văn số 206/QLTT-QLTT9 ngày 21.6.2016 gửi Chi hội Gas miền Nam với nội dung (trích dẫn): "Do tính chất của vụ việc phức tạp cần xác minh, thu thập tài liệu nhằm đủ căn cứ pháp lý để xác định đúng tình tiết, hành vi, mức độ vi phạm, Đội quản lý thị trường số 9 đề nghị Chi hội Gas miền Nam hỗ trợ liên hệ các công ty gas là chủ sở hữu của các nhãn hiệu nêu trên nhằm xác định cơ sở pháp lý đối với số lượng chai…".

Điều lạ kỳ ở chỗ: Chi hội Gas miền Nam là một tổ chức ngành nghề và không hề có tư cách đại diện pháp luật cho tất cả các công ty gas hay nhà phân phối nào. Chi cục QLTT Bình Dương hoàn toàn có đầy đủ tư cách để làm việc, xác minh với từng công ty có liên quan đến vụ việc kiểm tra Công ty TNHH Long Thuận mà không cần phải phát đi một công văn có tác dụng gần như một thông báo đến ngành kinh doanh gas miền Nam về những “vi phạm” của công ty này, trong khi chưa hề có một văn bản pháp lý nào xác định hành vi vi phạm đó, cũng như chưa hề yêu cầu Công ty TNHH Long Thuận giải trình về vụ việc.

Chỉ một vụ kiểm tra thông thường của cơ quan chức năng cấp tỉnh đối với một doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ (nếu mọi chuyện diễn biến đúng như đơn kêu cứu của Công ty TNHH Long Thuận) mà đã có quá nhiềutình tiết bất thườngkhiến cho dư luận phải đặt dấuhỏi về phương pháp thực hiện và động cơ của các cơ quan thực thi pháp luật. Cụ thểnhư: Kiểm tra ngoài giờ hành chính (lúc6 giờ 45); vào ngày Chủ nhật (đơn vị bị kiểm tra không có điều kiện cần và đủ để xuất trình những giấy tờ, chứng từ cần thiết…); không xuất trình giấy tờ (thẻ kiểm tra), khôngcông bố quyết định trước khi tiến hành kiểm tra; buộctất cả những người của Công ty TNHH Long Thuận ra ngoài trong khi lục soát; gây hậu quả trực tiếp và tức thì đối với đơn vị bị kiểm tra trước khi hành vi vi phạm được xác lập (hơn 3.200 vỏ bình gas bị tạm giữ, mỗi vỏ bình này nếu được lưu hành sẽ thu lợivềcho doanh nghiệp 10.000 đồng/bình/ngày; uy tín của doanh nghiệp bị sụt giảm nghiêm trọng khi hàng nghìn vỏ bình gas bị chở đi trong nhiều giờ liền mà những đối tác của doanh nghiệp này không biết lý do cụ thể là gì; công văn gửi cho Chi hội Gas miền Nam làkhông cần thiết)…

Ai đúng, ai sai?

Ai cho phép cơ quan QLTT tỉnh Bình Dương bỏ qua quy trình kiểm tra, xộc thẳng vào cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành kiểm tra mà không cần phải xuất trình thẻ kiểm tra, quyết định kiểm tra trước khi hành sự,và đuổi tất cả người của doanh nghiệp ra ngoài trong quá trình kiểm tra? Cơ sở nào hợp pháp và đủ thuyết phục để cơ quan QLTT tỉnh Bình Dương tiến hành kiểm tra hành chính đột xuất doanh nghiệp ngoài giờ hành chính trong ngày nghỉ làm việc (Chủ nhật) để đảm bảo tính khách quan, công bằng cho hành vi này? Cơ quan QLTT tỉnh Bình Dương có dụng ý gì khi gửi Công văn cho Chi hội Gas miền Nam để xác định đúng tình tiết, hành vi, mức độ vi phạm (tức là cố ýkhẳng định có vi phạm) trước khi hành vi vi phạm được xác lập trên cơ sở pháp lý (cụ thể hành vi, mức độ vi phạm, khung phạt… bằng quyết định xửphạt) để gây hoang mang nghi ngờ bất lợi nghiêm trọng cho Công ty TNHH Long Thuận trong giới kinh doanh ngành gas miền Nam? Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Long Thuận (nếu có)ngay thời điểm kiểm tra liệucó đủ gây nguy hại cho xã hội đến mức phải lập tức áp dụng biện pháp mạnh (cưỡng chế, tạm thu sản phẩm, phương tiện)gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp này? Và, nếu mức độ vi phạm của Công ty TNHH Long Thuận nhỏ hơn mức độ thiệt hại (tạm tính bằng tiền) mà công ty này phải gánh chịu do hành vi kiểm tra, thu giữ tang vật của cơ quan chức năng thì ai sẽ chịu trách nhiệm về những thiệt hại này? Luật pháp nào cho phép cơ quan QLTT tỉnh Bình Dương có quyền dùng một hành vi vi phạm hành chính ngay tức thời của chính mình (không xuất trình thẻ, quyết định kiểm tra, đuổi người của đơn vị bị kiểm tra ra ngoài khiến quá trình kiểm tra trở thành không đúng quy trình, không đảm bảo tính khách quan, trung thực...) để kiểm tra một hành vi vi phạm hành chính chưa được xác lập của đơn vị bị kiểm tra?...

Với những câu hỏi khó tìm hoặc không thểtìm ra câu trả lời như trên, ngay sau khi nhận được đơn thư cầu cứu của Công ty TNHH Long Thuận, tòa soạn báo điện tử Một Thế Giới đã lập tức cử phóng viên đi xác minh vụ việc. Và không khó khăn gì, chúng tôiphát hiện thêm một số tình tiết hết sức bất ngờ…

(Còn tiếp)

Hữu Phú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 1: Hoạt động 'bình thường' của Chi cục QLTT tỉnh Bình Dương