Những câu chuyện về bạo lực học đường tại Nhật Bản và hướng giải quyết vẫn là vướng mắc cho nền giáo dục được cho là phát triển nhất thế giới này.

Bạo lực học đường: Những câu chuyện đáng buồn ở Nhật Bản

20/08/2015, 07:58

Những câu chuyện về bạo lực học đường tại Nhật Bản và hướng giải quyết vẫn là vướng mắc cho nền giáo dục được cho là phát triển nhất thế giới này.

Đủ kiểu bạo lực học đường

Một trong những vụ bạo lực học đường gây sốc nhất và tốn nhiều giấy mực của báo chí, cũng như gặp phải sự phản ứng quyết liệt của dư luận Nhật Bản xảy ra vào năm 1986, liên quan đến vụ tự tử của cậu học sinh lớp 8 tại trường Nakano, Tokyo.
Học sinh Hirofumi Shikagawa đã tự tử, để lại một lá thư tuyệt mệnh nói rằng những bạn học cùng trường đã hành hạ cậu. Shikagawa đã nhiều lần bị chọc ghẹo, bị đem ra làm trò đùa, thậm chí bị đánh đập. Cậu bé xấu số đã từng bị vẽ ria mép nguệch ngoạc lên mặt bằng bút lông, bị bắt trèo cây và hát trong khi bạn cậu đứng cười vào sự xấu hổ của cậu.

Đêm thứ bảy, 9.6.2015, một nhóm bạn đến tham dự lễ hội tại Kariya, Nhật Bản. Trong khi vui đùa, một thiếu niên trong nhóm bạn 4 người đã cưa cẩm một cô gái mặc dù cậu ta đã có người yêu. Ba “người bạn” còn lại trừng phạt cậu bằng cách đánh đập liên tục và ép cậu nhảy xuống dòng sông tối đen như mực. Các bạn cậu bảo rằng nếu như chịu bơi qua sông từ bờ này sang bờ kia, họ sẽ tha thứ cho. Nhưng sau khi bơi được hơn 30m, cậu thanh thiếu niên đã thét lên “tôi không thể bơi được nữa” và chìm xuống dòng sông đen ngòm, theo tờ Japan Today.

Cậu thiếu niên xấu số, nạn nhân của bạo lực học đường chỉ mới 15 tuổi và các bạn kia cũng mới 16 tuổi, 14 tuổi và 15 tuổi. Ta lại thấy được một hiện trạng giống như ở Mỹ chính là vấn đề bạo lực nói chung và bạo lực học đường nói riêng trở nên quá phổ biến và ảnh hưởng lên tâm lý giới trẻ ở tuổi vị thành niên, độ tuổi mà con người vẫn chưa ý thức được mức độ tệ hại của hậu quả mà mình có thể gây ra.
Hướng giải quyết của gia đình và nhà trường
Giáo viên không được huấn luyện hay không có thời gian để giảng dạy những học sinh bạo hành người khác và nạn nhân về bạo lực học đường. Theo một cuộc khảo sát của Mainichi Shimbun, 70% giáo viên rất muốn giải quyết các vụ bạo lực học đường nhưng đơn giản là họ không có thời gian, vì họ phải giải quyết giấy tờ, chuẩn bị giáo trình, đề cương, các căng thẳng công việc và năng suất làm việc phải rất cao bởi thiếu nhân lực.
Giáo viên rất thận trọng nhằm tránh mất kiểm soát lớp học. Đồng thời, bởi cơ chế thăng tiến đánh giá kỹ năng, vì vậy giáo viên rất ngại việc báo cáo các vấn đề bạo lực học đường liên quan đến lớp của họ. Đây gọi là “bệnh thành tích”.
Tác giả Fujiwara Tomoni viết “Khi các giáo viên chủ nhiệm không thể làm gương cho lớp học, không khí lớp học trở nên rất bất ổn định. Lớp học như vậy dần dần cần một trò hề. Hình mẫu để đi theo có thể tìm thấy trong các chương trình truyền hình, những chương trình chiếu những người bị đem ra làm trò hề - những người bị bắt nạt và bị cười khi anh ta la hét vì bị trêu chọc. Lớp học cũng đi theo một động lực như vậy. “Đọc được cảm xúc” nghĩa là nắm bắt ngay lập tức vai trò của mỗi cá nhân xem ai sẽ là nạn nhân và ai sẽ chỉ đạo toàn cục “cuộc chơi đùa” này.
Hướng giải quyết của pháp luật
Ở Nhật Bản, Luật chống lại bạo lực học đường chỉ mới được ban hành vào tháng 6.2013, trong đó quy định bất kỳ cuộc tấn công về mặt thể xác hay tâm lý, bất kể vị trí, phương tiện hoặc thời điểm nào, đều là hành vi bạo lực học đường, nếu nạn nhân phải chịu căng thẳng tâm lý.
Pháp luật được thiết lập để đáp ứng với trường hợp bạo lực học đường đã thu hút rất nhiều sự chú ý. Trường hợp được chú ý là vào năm 2011, một cậu học trường trung học ở Otsu, Quận Shiga, người đã từng là nạn nhân của cuộc quấy rối nghiêm trọng, đã tự tử. Sau vụ này, các thành phố và trường học bắt đầu chiến dịch chống lại bạo lực học đường.
Chịu những tác động xã hội to lớn của vụ án, Bộ Giáo dục Nhật Bản trong tháng 6.2013 đã ban hành hướng dẫn cho các trường học, thành phố và các bậc cha mẹ yêu cầu phải cam kết đầy đủ để ngăn chặn bất kỳ hình thức bạo lực học đường nào. Thậm chí, luật chống bạo lực học đường 2013 còn bao gồm cả vấn đề đe dọa trực tuyến.

Thu Hiền

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạo lực học đường: Những câu chuyện đáng buồn ở Nhật Bản