Để làm đường vào nhà máy điện gió, đơn vị thi công đã đắp đường cống tạm tại nhiều kênh cấp 3, kênh nội đồng ở các xã Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) khiến cho nhiều hộ dân nuôi tôm gặp khó khăn vì thiếu nước sản xuất.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Bạc Liêu: Người nuôi tôm gặp khó vì thiếu nước

Trần Khải 17/07/2024 12:07

Để làm đường vào nhà máy điện gió, đơn vị thi công đã đắp đường cống tạm tại nhiều kênh cấp 3, kênh nội đồng ở các xã Vĩnh Mỹ A, Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) khiến cho nhiều hộ dân nuôi tôm gặp khó khăn vì thiếu nước sản xuất.

Nhiều hộ dân nuôi tôm ở huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) phản ánh gặp nhiều khó khăn trong việc lấy nước vào vuông tôm để phục vụ sản xuất. Nguyên nhân là do đơn vị thi công đường vào các trụ tuabin điện gió (thuộc công trình nhà máy điện gió của Công ty cổ phần năng lượng Hacom Bạc Liêu, Công ty cổ phần điện gió Kosy Bạc Liêu) đắp đường làm cống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước phục vụ chăn nuôi thủy sản của người dân.

anh-1-do-duong-ong-cong-nho-trong-khi-cac-kenh-thuy-loi-khong-duoc-nao-vet-thuong-xuyen-nen-luong-nuoc-vao-khong-du-cung-cap-cho-viec-nuoi-tom..jpg
Cống nhỏ hẹp nên lượng nước ra vào kênh mương không đủ để phục vụ cho người dân sản xuất

Trước sự việc này, người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị chính quyền sở tại khai thông mương cho nước ra vào, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lấy nước nuôi tôm. Tuy nhiên, nhiều năm qua, tình trạng thiếu nước, nguồn nước bị ô nhiễm không được cải thiện, dẫn đến tình trạng tôm nuôi chết hàng loạt, giảm năng suất nuôi trồng thủy sản.

Theo lý giải của bà con nông dân, do đường ống cống nhỏ trong khi các tuyến kênh thủy lợi không được nạo vét thường xuyên nên lượng nước dẫn vào không đủ cung cấp cho việc nuôi tôm công nghiệp. Nhiều người nuôi tôm tại các xã Vĩnh Mỹ A, xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình) cho hay, hơn 2 năm nay, việc lấy nước phục vụ nuôi tôm công nghiệp của bà con gặp nhiều khó khăn, nên nhiều người đành ngậm ngùi "treo" ao.

Anh Tô Vũ Linh, ngụ xã Vĩnh Thịnh, cho biết: “Do không chủ động được nguồn nước nên chỉ trông cậy vào nguồn nước mưa. Thế nhưng, nước mưa thì không đủ độ mặn nên việc nuôi tôm liên tục bị thua lỗ. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị đến chính quyền các cấp làm việc với đơn vị thi công để khắc phục, khai thông tuyến kênh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lấy nước nuôi tôm, nhưng nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết”.

anh-4-khong-du-nuoc-san-xuat-nhieu-ho-nuoi-tom-ngam-ngui-treo-ao-..jpg
Thiếu nước sản xuất nên người dân đành "treo" ao

Theo ông Sơn Huôl, ngụ xã Vĩnh Thịnh, từ khi đơn vị thi công lấp kênh làm đường rồi thay thế đường dẫn nước bằng các tuyến cống khiến nước vào rất ít làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân địa phương.

“Nơi đây mặc dù chỉ cách biển vài kilomet nhưng không có nước nuôi tôm. Vào mùa hạn thì nước đen thui, do không đủ nước lấy vào ao tôm nên việc xuống giống vụ mới không mang lại hiệu quả”, ông Huôl nói.

Trong khi đó, bà Huỳnh Thị Đen, ngụ xã Vĩnh Mỹ A cho biết: “Nguồn nước cạn kiệt như thế làm sao bơm vào ao tôm, trong khi việc nuôi tôm thì yếu tố đầu tiên là nguồn nước. Ở đây bà con nuôi tôm công nghiệp rất nhiều, việc này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân địa phương".

Ông Cổ Tâm Xuyên, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hòa Bình, cho biết trên địa bàn huyện hiện có 2 dự án điện gió đã đưa vào hoạt động, nhưng còn hơn 10 tuyến lấp đường làm cống tạm qua các kênh cấp 3, cấp 3 vượt cấp. Đây là những tuyến kênh chính dẫn nước cho các hộ dân phục vụ cho nuôi tôm. Qua nhiều lần tiếp xúc cử tri của HĐND tỉnh, huyện, bà con đều rất bức xúc và yêu cầu địa phương làm việc với các nhà máy điện gió để tháo dỡ các công trình tạm này để trả lại hiện trạng ban đầu, tạo thuận lợi cho nguồn nước lưu thông để phục vụ quá trình sản xuất của bà con địa phương.

“Vấn đề này lãnh đạo UBND huyện đã làm việc trực tiếp với đại diện 2 công ty điện gió. Phía doanh nghiệp hứa sẽ làm lại các cống hộp để đảm bảo nguồn nước sản xuất. Tuy nhiên, đến thời điểm này phía doanh nghiệp điện gió vẫn chưa thực hiện”, ông Xuyên cho hay.

anh-3-tren-dia-ban-huyen-hoa-binh-2-du-an-dien-gio-hacom-va-kosy-da-dua-vao-su-dung-nhung-con-hon-10-tuyen-lap-duong-lam-cong-tam-qua-cac-kenh-cap-3-cap-3-vuot-cap..jpg
Nguồn nước tù đọng nên thường xuyên bị ô nhiễm

Ngoài ra, ông Xuyên cũng thông tin thêm, để đảm bảo nguồn nước cho người dân sản xuất, phía Công ty cổ phần năng lượng Hacom Bạc Liêu đã nạo vét 2 đầu cống ở trụ sở công ty và cống mương để khởi thông nguồn nước. Thời gian tới, địa phương tiếp tục làm việc với 2 đơn vị điện gió yêu cầu nạo vét các cống còn lại hoặc phải làm lại bằng các cống hộp để đảm bảo nguồn nước cho người dân nuôi tôm.

Mặc dù các dự án nhà máy điện gió đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ nhiều năm nhưng hiện vẫn còn nhiều cống tạm, khiến nguồn nước bị tắc nghẽn, tù đọng và gây ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của người dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạc Liêu: Người nuôi tôm gặp khó vì thiếu nước