Hôm 1.12, Trung Quốc hối thúc Mỹ "sửa chữa sai lầm" và dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt nhắm vào Tập đoàn Xuất nhập khẩu Điện tử Quốc gia Trung Quốc liên quan đến Venezuela.

Bắc Kinh hăm dọa Mỹ vì trừng phạt tập đoàn Trung Quốc hỗ trợ chặn truy cập web ở Venezuela

Nhân Hoàng | 01/12/2020, 15:32

Hôm 1.12, Trung Quốc hối thúc Mỹ "sửa chữa sai lầm" và dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt nhắm vào Tập đoàn Xuất nhập khẩu Điện tử Quốc gia Trung Quốc liên quan đến Venezuela.

Theo Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – bà Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của Venezuela để bảo vệ chủ quyền và phản đối việc lạm dụng các lệnh trừng phạt quốc tế.

Bà Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của các công ty.

bac-kinh-doi-my-thay-doi-lenh-trung-phat-tap-doan-trung-quoc-lien-doan-den-venezuela.jpg
Bà Hoa Xuân Oánh - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Hôm qua (30.11), Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với Tập đoàn Xuất nhập khẩu Điện tử Quốc gia Trung Quốc (CEIEC), cáo buộc công ty này hỗ trợ các nỗ lực của Tổng thống Venezuela - Nicolas Maduro nhằm phá hoại nền dân chủ.

Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố CEIEC ủng hộ chính phủ cánh tả Nicolas Maduro trong “nỗ lực hạn chế dịch vụ internet, thực hiện giám sát kỹ thuật số và các hoạt động mạng chống lại các đối thủ chính trị”.

Mỹ sẽ không ngần ngại nhắm vào bất kỳ ai giúp đàn áp ý chí dân chủ của người dân Venezuela và những người khác trên toàn thế giới”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Steven Mnuchin cho biết.

Bộ Ngoại giao Venezuela gọi hành động này là "bất hợp pháp nhằm cô lập đất nước và gây khó khăn cho người dân Venezuela".

CEIEC không trả lời khi được đề nghị bình luận.

Người dân Venezuela trong nhiều năm đã nói rằng máy tính và điện thoại họ không thể truy cập vào một số trang web liên quan đến phe đối lập hoặc các hãng thông tấn địa phương công khai chỉ trích chính phủ Nicolas Maduro.

Những người sử dụng dịch vụ băng thông rộng do nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhà nước Venezuelan National Telephone Company (CANTV) cung cấp thường bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng người dùng các dịch vụ tư nhân cũng gặp phải những hạn chế.

Các nhân viên y tế đăng ký nhận tiền thưởng trong năm nay thông qua lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido phải sử dụng dịch vụ VPN (mạng riêng ảo) vì trang web do nhóm của Guaido xây dựng bị chặn.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết CEIEC đã hỗ trợ chính phủ Nicolas Maduro kể từ năm 2017, cung cấp phần mềm, đào tạo và chuyên môn kỹ thuật cho các tổ chức của chính phủ Venezuela, gồm cả CANTV.

Tháng 1.2019, Mỹ công nhận chính trị gia Juan Guaido là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela (quốc gia thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ - OPEC), đã tăng cường các biện pháp trừng phạt và gây áp lực ngoại giao sau cuộc bầu cử lại năm 2018 của Nicolas Maduro mà nhiều người mô tả là gian lận.

Với sự hậu thuẫn của quân đội Venezuela cũng như Nga, Trung Quốc và Cuba, Nicolas Maduro vẫn nắm quyền.

bac-kinh-doi-my-thay-doi-lenh-trung-phat-tap-doan-trung-quoc-lien-doan-den-venezuela-22.jpg
Mỹ công nhận chính trị gia Juan Guaido là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela
bac-kinh-doi-my-thay-doi-lenh-trung-phat-tap-doan-trung-quoc-lien-doan-den-venezuela-222.jpg
Trong khi Nicolas Maduro vẫn nắm quyền với sự hậu thuẫn của quân đội Venezuela và Trung Quốc, Nga, Cuba

Hành động hôm 30.11 đã đóng băng bất kỳ tài sản nào của Mỹ với CEIEC và cấm người Mỹ giao dịch với công ty Trung Quốc này.

Bộ Tài chính Mỹ cũng cấp giấy phép cho phép ngừng các hoạt động giao dịch với CEIEC cho đến ngày 14.1.2021.

Bài liên quan
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng ảnh lính Úc kề dao vào cổ bé gái Afghanistan, Bắc Kinh không xin lỗi
Bắc Kinh từ chối xin lỗi sau khi quan chức Trung Quốc chia sẻ ảnh binh sĩ Úc kề dao vào cổ bé gái Afghanistan. Thay vào đó, Trung Quốc thúc giục Úc tìm kiếm sự tha thứ cho những tội ác chiến tranh bị cáo buộc ở Afghanistan.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bắc Kinh hăm dọa Mỹ vì trừng phạt tập đoàn Trung Quốc hỗ trợ chặn truy cập web ở Venezuela