Chính phủ Anh vừa thêm 63 thực thể Nga vào danh sách trừng phạt. Trong số đó có Baikal Electronics và MCST (Moscow Center of SPARC Technologies), hai nhà sản xuất chip quan trọng nhất ở Nga.

Anh trừng phạt 2 nhà sản xuất chip hàng đầu nhưng lỗi thời của Nga

Sơn Vân | 08/05/2022, 10:25

Chính phủ Anh vừa thêm 63 thực thể Nga vào danh sách trừng phạt. Trong số đó có Baikal Electronics và MCST (Moscow Center of SPARC Technologies), hai nhà sản xuất chip quan trọng nhất ở Nga.

Hai thực thể này hiện sẽ bị từ chối quyền truy cập vào kiến ​​trúc ARM vì hãng Arm Ltd., đơn vị cấp phép, có trụ sở tại thành phố Cambridge, Anh. Arm Ltd. sẽ phải tuân thủ các lệnh trừng phạt Nga của chính phủ Anh.

Trừng phạt hai hãng sản xuất chip lỗi thời của Nga

Các biện pháp hạn chế Baikal và MCST được chính phủ Anh đưa ra với lý do như sau: "Mục đích của điều khoản này là khuyến khích Nga ngừng các hành động gây bất ổn cho Ukraine, phá hoại hoặc đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền hoặc độc lập của Ukraine".

Baikal Electronics và MCST được coi là quan trọng với nỗ lực độc lập công nghệ của Nga. Các hãng này được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh và bù đắp những thiếu hụt do thiếu bộ vi xử lý của các nhà sản xuất chip phương Tây như Intel và AMD.

Tại thời điểm này, bộ vi xử lý tiên tiến nhất mà cả hai cung cấp là:

Baikal BE-M1000 (28nm), công suất 35 Watt sử dụng tám lõi ARM Cortex A57 tốc độ 1,5 GHz và GPU ARM Mali-T628 tốc độ 750 MHz.

Baikal BE-S1000 (16nm), bộ xử lý 120 Watt gồm 48 lõi ARM tốc độ 2.0 GHz

MCST Elbrus-8C (28nm), bộ xử lý 70 Watt có tám lõi tốc độ 1,3 GHz

MCST Elbrus-16S (28nm), bộ vi xử lý 16 lõi tốc độ 2.0 GHz, có khả năng tính toán 1.5 TFLOP, bằng 1/10 so với những gì Xbox Series X có thể đạt được

Các công ty và tổ chức của Nga đã thử nghiệm những chip này trong các ứng dụng, báo cáo rằng chúng không thể cạnh tranh với các dịch vụ tiêu chuẩn ngành. Một số thậm chí còn gọi những chip này là không thể chấp nhận được.

Dù các bộ xử lý này cùng các chip cấp trung bình và cấp thấp hơn nhiều mang nhãn hiệu Baikal Electronics, MCST không có hiệu suất ấn tượng, chúng có thể giúp một số bộ phận quan trọng của CNTT Nga tiếp tục hoạt động trong thời gian thiếu hụt.

Trên thực tế, MCST gần đây khoe rằng đã thành công trong việc lấp đầy khoảng trống được tạo ra trên thị trường quốc gia, "lao vào giải cứu" các doanh nghiệp và tổ chức quan trọng của Nga.

Tác động của các biện pháp trừng phạt

Thật dễ dàng để bác bỏ tác động của các lệnh trừng phạt từ Anh vì cho rằng Nga trước đó sẵn sàng nới lỏng các quy định cấp phép để giảm bớt tác động của các hạn chế do phương Tây áp đặt.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là bộ vi xử lý Baikal Electronics và MCST được sản xuất tại các xưởng đúc nước ngoài.

Baikal Electronics có giấy phép thiết kế các mẫu chip quy trình 16nm sắp ra mắt của họ, vì vậy giải pháp duy nhất là sản xuất trong nước và ngó lơ các quy tắc.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn khác vì việc sản xuất chip ở Nga đã hoàn toàn lỗi thời, hiện chỉ có khả năng sản xuất chip trong quy trình nút 90nm. Đó là công nghệ tương tự mà NVIDIA đã sử dụng cho các card đồ họa GeForce 7000-series của mình vào năm 2006.

anh-trung-phat-2-hang-san-xuat-chip-hang-dau-nga1.jpg
Baikal Electronics hiện chỉ có giấy phép thiết kế các mẫu chip quy trình 16nm, trong khi Samsung chuẩn bị sản xuất chip 3nm

Chính phủ Nga đã phê duyệt khoản đầu tư 3,19 ngàn tỉ rúp (38,2 tỉ USD) để thúc đẩy sản xuất tại địa phương vào tháng 4.2022, nhưng việc này sẽ mất nhiều năm. Trong kịch bản lạc quan nhất, các xưởng đúc của Nga sẽ có thể sản xuất chip 28nm vào năm 2030.

Con số nm (nanomet) càng nhỏ thì quy trình tạo ra chip càng hiện đại.

Cần lưu ý là Samsung tiết lộ trong cuộc họp báo gần đây với các nhà đầu tư rằng chip quy trình 3nm của họ sẽ bắt đầu được sản xuất vài tuần tới.

Nếu điều này thành hiện thực, tiến độ của Samsung sẽ nhanh hơn TSMC (hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, ở Đài Loan). Theo TSMC, công nghệ 3nm với kiến trúc FinFET của họ sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt vào nửa cuối năm nay.

Bài liên quan
Nga bị trừng phạt, các công ty tên lửa Mỹ gặp thách thức đưa hàng trăm vệ tinh lên vũ trụ
Các công ty tên lửa Mỹ đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là đưa hàng trăm vệ tinh lên vũ trụ trong những năm tới sau lệnh trừng phạt liên quan ngành công nghiệp phóng vào vũ trụ của Nga.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh trừng phạt 2 nhà sản xuất chip hàng đầu nhưng lỗi thời của Nga